Sự kéo và đẩy giữa các trục trặc địa chính trị và sự tái cân bằng nguồn cung toàn cầu có nghĩa là sự củng cố thị trường giá lên của dầu mỏ đang phải đối mặt với một tháng 10 khó khăn.
Giá dầu thô Brent giảm hôm thứ Tư sau khi tăng mạnh nhất trong hơn một năm qua vàchốt ở mức cao hai năm ở mức 59,02 USD/thùng vào ngày 25 tháng 9.
Chốt phiên thứ Tư Brent giảm 20 cent xuống còn 55,8 USD/thùn trong khi WTI giảm 44 cent xuống còn 49,98 USD/thùng. Mức chênh lệch giữa giá dầu WTI và dầu Brent mở rộng thêm từ 5,31 USD/thùng lên 5,54 USD/thùng.
Nik Burns, chuyên gia phân tích hàng hóa tại UBS, cho biết: "Giá dầu đã có kết quả tốt trong tháng vừa qua, vì vậy chúng ta đang chứng kiến khá nhiều hoạt động chốt lời”.
“Tuy nhiên, có rất nhiều vấn đề về địa chính trị, từ người Kurd ở Iraq, liệu Mỹ có bĩa bỏ hạt nhân với Iran hay không hay liệu Venezuela có đủ khả năng chi trả các khoản nợ của mình ... thật khó để biết được sự kiện nào mà thị trường sẽ tập trung vào."
Sự phục hồi vững chắc của dầu trong tháng vừa qua phần lớn là do sự tái cân bằng nguồn cung từ Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và các nước đồng minh như Nga.
Theo khảo sát của Bloomberg News, trong tháng 9, OPEC đã tăng thêm 120.000 thùng/ngày, không phải là một con số sẽ không gây mất ổn định, dẫn đầu là mức tăng từ vương quốc Saudi, Kuwait, Libya và Nigeria.
Ông Burns nói: "Chúng ta đang chứng kiến sự bình thường hoá của hàng tồn kho toàn cầu, hầu hết là giảm, điều đang hỗ trợ giá.”
Thị trường toàn cầu bị thưa cung khoảng 2 triệu thùng dầu mỗi ngày.
Người Kurd và cuộc chiến dầu của Iraq
Các nhà đầu tư đang xem xét kỹ lưỡng kết quả của cuộc trưng cầu độc lập của người Kurd.
Tuần trước, người Kurd ở Iraq đã bỏ phiếu bầu cử để thành lập một quốc gia độc lập, với thủ đô của họ là Erbil.
Điều này đã làm gia tăng những lo ngại về tình trạng gián đoạn xuất khẩu dầu mỏ, do người Kurd hiện đang kiểm soát công ty dầu mỏ lớn của Iraq và có những cuộc đấu đá khốc liệt về việc ai sẽ là người kiểm soát các mỏ dầu.
Nhằm gây áp lực lên nguyện vọng độc lập của người Kurd, chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ đã đe dọa đóng cửa đường ống dẫn dầu Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ, cắt giảm khoảng 600 thùng một ngày trong nguồn cung và tuyến đường chính cho dầu thô của người Kurd.
Tuy nhiên, như RBC Capital Markets phân tích, sự tham gia ngày càng tăng của Nga vào các vấn đề năng lượng ở Iraq có thể khiến Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan phải chựng lại.
Helima Croft, giám đốc chiến lược hàng hóa toàn cầu của RBC Capital Markets, cho biết: "Nếu Erdogan làm tốt mối đe dọa của ông ta trong đóng đường ống, ông ta có thể thấy mình không chỉ đánh nhau với Tổng thống người Kurd, Masoud Barzani mà còn chống lại Tổng thống Nga Vladimir Putin."
“Tuy nhiên, chúng tôi sẽ nêu bật nguy cơ này trong một kịch bản rằng có một sự xung đột nghiêm trọng hơn xảy ra đối với việc kiểm soát các mỏ dầu ở những khu vực tranh chấp mà cả Baghdad và Erbil đều nói là thuộc về mình."
Iran và Trump
Nguồn cung dầu của Iran cũng đang gây sức ép đến tâm lý toàn cầu, vì Tổng thống Mỹ Donald Trump đang hướng tới việc bác bỏ sự tuân thủ của Iran đối với Hiệp ước Kế hoạch Hành động Toàn diện năm 2015.
Thỏa thuận này, cho phép các biện pháp trừng phạt đối với hoạt động xuất khẩu dầu của Iran được dỡ bỏ để đổi lấy chương trình hạt nhân của nước này, đòi hỏi Mỹ phải chứng nhận Iran đã tuân thủ các yêu cầu của thỏa thuận.
Tổng thống Trump dự định ra quyết định thứ ba của mình về sự tuân thủ của Iran vào ngày 15 tháng 10, mà ông đã phát đi tín hiện ra trong bài phát biểu của mình tại Đại hội đồng LHQ rằng ông không muốn chứng nhận "điều sai trái ... họ không tuân thủ".
Các thị trường dầu mỏ có thể giải thích hành động hủy bỏ thỏa thuận hạt nhân của Trump như là nguyên nhân tăng giá dầu, nhưng Iran đã không quan tâm trước nỗ lực kiềm chế xuất khẩu dầu này, nói rằng nước này sẽ tiếp tục tiếp tục xuất khẩu sang các khách hàng quốc tế.
Iran xuất khẩu 2,6 triệu thùng mỗi ngày dầu thô và condensate có giá trị hơn.
Bạn cùng phe của Venezuela: Nga
Dầu của Venezuela cũng có thể biến mất từ nguồn cung toàn cầu nếu Nhà Trắng tiếp tục gây sức ép kinh tế lên chính phủ Maduro.
Dầu mỏ chiếm khoảng 95% thu nhập từ xuất khẩu của Venezuela, đang bị đe dọa nghiêm trọng vì sự chia cắt dữ dội trong quốc gia Nam Mỹ này.
Bà Croft nói: "Việc đưa ra các biện pháp trừng phạt mới của Mỹ trùng với một cuộc khủng hoảng nợ có thể xảy ra, điều này có thể gây ra tai hoạ cho sản xuất dầu mỏ.”
Công ty dầu mỏ của Venezuela, PDVSA, đang phải đối mặt với khoản nợ quá hạn trị giá 5,5 tỷ USD Mỹ vào tháng 10 này và các nhà đầu tư đang thận trọng với khả năng trả nợ của nước này.
Khả năng Nga mở rộng khoản vay cho nhà sản xuất dầu gặp khó khăn này - một lần nữa - đã duy trì giá dầu trong tầm kiểm soát, nhưng do địa chính trị lại nổi lên như là động lực chính của biến động giá dầu, tháng 10 có nhiều điều cần phải giải quyết.
Nguồn: xangdau.net/Sydney Morning Herald