Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Sự bùng nổ sản lượng dầu mỏ của Brazil vẫn không suy giảm bất chấp đại dịch

Nhà sản xuất dầu lớn nhất châu Mỹ Latinh- Brazil- là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất trên toàn cầu bởi đại dịch COVID-19. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, Brazil là quốc gia xếp thứ ba về số ca mắc và đứng thứ hai về số ca tử vong. Đầu năm nay, đã có những lo ngại rằng sự lây lan nhanh chóng của virus sẽ làm phá hỏng đợt bùng nổ dầu mỏ ngoài khơi của Brazil, đặc biệt là với sự gia tăng số ca mắc của các công nhân trong ngành năng lượng. Đến tháng 3 năm 2021, sản lượng dầu mỏ và khí đốt tự nhiên đã giảm, với tổng sản lượng hydrocacbon giảm gần 3% so với cùng kỳ năm ngoái xuống mức trung bình 3,6 triệu thùng dầu tương đương mỗi ngày. Mức độ nghiêm trọng của đại dịch và sự tăng mạnh số ca nhiễm được cho là khiến sản lượng hydrocacbon của Brazil giảm hơn nữa.

Tuy nhiên, đến tháng 4, các hoạt động khai thác bắt đầu phục hồi và sản lượng dầu quan trọng về mặt kinh tế của nước này đang tăng. Vào tháng 5 năm 2021, cơ quan quản lý hydrocarbon của Brazil, Cơ quan Quốc gia về Dầu mỏ, Khí đốt Tự nhiên và Nhiên liệu Sinh học (ANP - tên viết tắt tiếng Bồ Đào Nha), đã báo cáo sản lượng dầu đạt 2,9 triệu thùng mỗi ngày, cao hơn 6% so với một năm trước đó. Khí đốt tự nhiên tăng tới 18% lên mức trung bình 846.320 thùng dầu tương đương mỗi ngày. Sản lượng hydrocacbon từ nhà sản xuất dầu lớn nhất Châu Mỹ Latinh này đã tăng ấn tượng 8,5% so với năm trước, lên mức trung bình gần 3,8 triệu thùng dầu tương đương mỗi ngày. Sự tăng trưởng sản lượng vững chắc đó đã xảy ra bất chấp cuộc tranh cãi giữa Chủ tịch Bolsonaro và cựu Giám đốc điều hành Petrobras Roberto Castello Branco về việc tăng giá nhiên liệu theo kế hoạch.

Branco cuối cùng buộc phải từ chức để được thay thế bởi cựu tướng quân đội Joaquim Silva e Luna. Điều đó làm dấy lên nỗi sợ hãi đáng kể trong giới đầu tư và thị trường tài chính về sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân tộc tài nguyên cùng với sự can thiệp mạnh tay của chính phủ. Một động lực chính thúc đẩy sản lượng dầu mỏ ngày càng tăng của Brazil là việc mở rộng các lưu vực dầu tiền muối của nước này. Vào tháng 5 năm 2021, sản lượng dầu tiền muối gần đạt 2,7 triệu thùng mỗi ngày, tăng 14% so với cùng kỳ năm trước, chiếm tới 93% sản lượng dầu của Brazil và 71% tổng sản lượng hydrocacbon.

Các loại dầu thô ngọt trung bình được bơm từ các mỏ dầu tiền muối của Brazil đang ngày càng phổ biến trong các nhà máy lọc dầu, đặc biệt là ở châu Á, nơi quy định của Tổ chức hàng hải quốc tế IMO 2020 và các quy định khác đã làm giảm mạnh hàm lượng lưu huỳnh có trong nhiên liệu. Vào tháng 10 năm 2020, nhu cầu tăng vọt từ Trung Quốc đối với hai loại dầu Lula và Buzios của Brazil đã khiến giá của chúng tăng đột biến, dẫn đến chênh lệch giá cao hơn so với chuẩn dầu Brent quốc tế. Tại thời điểm viết bài này, dầu Lula, có tỷ trọng API là 27 độ và hàm lượng lưu huỳnh 0,27%, làm cho nó nặng hơn nhưng ngọt hơn so với dầu Brent, đang giao dịch ở mức giá cao hơn gần 1% so với chuẩn quốc tế Brent.

Mặc dù thiếu dữ liệu định giá công khai, loại dầu thô Buzios của Brazil có tỷ trọng API là 28 độ và hàm lượng lưu huỳnh 0,31%, có đặc điểm tương tự như Lula, thường được giao dịch ở mức giá cao hơn Brent ở châu Á. Mặc dù dữ liệu mới nhất cho thấy xăng dầu của Brazil không còn phổ biến ở Trung Quốc như năm ngoái, nhưng nền kinh tế lớn thứ hai thế giới vẫn có một cơn khát đáng kể đối với các loại dầu thô ngọt vừa của Brazil. Theo hãng tin Reuters, Trung Quốc đã nhập khẩu 20 triệu thùng dầu thô từ Brazil trong tháng 5 năm 2021, tăng 17% so với cùng kỳ năm 2020. Điều đó cho thấy Brazil đứng thứ sáu về lượng xuất khẩu dầu sang Trung Quốc, sau Angola nhưng trước UAE.

Mức độ phổ biến của các loại dầu thô ngọt vừa của Brazil cùng với giá hòa vốn thấp, ước tính trung bình khoảng 50 USD/thùng và dưới 40 USD/thùng đối với các mỏ dầu tiền muối lớn, khiến nước này trở thành điểm đến hấp dẫn đối với các công ty năng lượng nước ngoài. Điều này chắc chắn được tăng cường nhờ đợt tăng giá dầu hoành tráng đã diễn ra từ cuối năm 2020. Giá dầu Brent cao hơn đáng kể cùng với việc các loại dầu thô tiền muối của Brazil được bán với giá cao hơn so với chuẩn quốc tế đóng vai trò là động lực chính cho các khoản đầu tư vào mỏ dầu ngoài khơi của Brazil.

Petrobras, đã báo cáo một số kết quả kinh doanh tốt cho quý I năm 2021, sẽ được hưởng lợi từ giá dầu cao hơn này, đặc biệt là vì hãng này đang tập trung vào các dự án có giá hòa vốn dưới 35 USD/thùng. Công ty dầu mỏ quốc gia này đã bơm trung bình 2,7 triệu thùng dầu thô mỗi ngày trong tháng 5 năm 2021, có sự sụt giảm nhẹ so với tháng 4 nhưng đáng chú ý là cao hơn 7,7% so với một năm trước đó. Con số đó chiếm 73% tổng sản lượng xăng dầu của Brazil trong tháng 5. Tổng sản lượng hydrocacbon tháng 5 năm 2021 của Petrobras giảm 1,6% so với tháng 4, nhưng tăng 7,7% so với cùng kỳ năm ngoái lên 3,5 triệu thùng mỗi ngày, khiến công ty này chiếm hơn 90% tổng sản lượng hydrocacbon của Brazil.

Công ty dầu khí quốc gia này đã đạt được tiến bộ vượt bậc với việc cắt giảm chi phí hoạt động. Trong quý đầu tiên của năm 2021, Petrobras đã báo cáo toàn bộ chi phí sản xuất ở mức 5 đô la mỗi thùng, với mức thấp nhất là 2,70 đô la/thùng đối với các mỏ dầu tiền muối, chứng tỏ chi phí vận hành thấp liên quan đến các lưu vực dầu tiền muối của Brazil.

Tổng chi phí cho mỗi thùng dầu được sản xuất trong quý 1 của công ty năng lượng tích hợp này là 32 đô la có nghĩa là các hoạt động thượng nguồn của Petrobras có thể sinh lời cao trong môi trường giá Brent hiện tại đang giao dịch ở mức hơn 76 đô la/thùng. Mặc dù Petrobras vào năm 2020 đã thu hẹp đầu tư đáng kể để thích ứng với giá dầu thấp hơn, nhưng hiện giờ họ đang thúc đẩy việc phát triển các mỏ dầu tiền muối ở ngoài khơi Brazil. Từ năm 2021 đến năm 2025, Petrobras dự định đầu tư 17 tỷ đô la trong chi tiêu vốn để đưa sáu mỏ dầu mới và 13 kho chứa nổi FPSO đi vào hoạt động. Điều đó bao gồm việc bổ sung thêm bốn FPSO vào mỏ dầu Buzios quan trọng vốn đã trở thành trọng tâm của Petrobras, đặc biệt là sau khi nhu cầu tăng mạnh từ các nhà máy lọc dầu Trung Quốc trong năm 2020.

Đầu tháng này, Petrobras đã thông báo rằng hai đối tác Trung Quốc của họ tại mỏ dầu vực Buzios là CNOOC và CNODC, với tổng cổ phần 10% được yêu cầu trả gần 3 tỷ đô la cho hoạt động thăm dò đã hoàn tất ở mỏ Buzios. Đây sẽ là một món lợi cho Petrobras và rót thêm vốn để phát triển mỏ Buzios, nơi được quảng bá sẽ trở thành mỏ dầu tiền muối sản xuất lớn nhất.

Giá hòa vốn thấp đối với các mỏ dầu tiền muối ngoài khơi của Brazil cùng với tiềm năng dầu thô ngọt vừa được khai thác để bán với giá cao hơn so với dầu Brent, giải thích lý do tại sao các công ty năng lượng nước ngoài đang đầu tư vào nơi này. Dữ liệu của ANP cho thấy các công ty dầu mỏ nước ngoài hiện đang đóng góp 1/5 sản lượng hydrocacbon của Brazil. Cụ thể, Shell, nhà sản xuất dầu lớn thứ hai ở Brazil sau Petrobras, bơm trung bình khoảng 450.000 thùng dầu tương đương mỗi ngày trong tháng 5 năm 2021. Điều đó cho thấy tập đoàn dầu khí đa quốc gia của Anh và Hà Lan chiếm 12% tổng sản lượng hydrocarbon của Brazil trong tháng 5. Shell khai thác phần lớn sản lượng từ các mỏ dầu tiền muối Tupi, Sapinhoa ​​và Mero. Ông lớn này cũng có cổ phần trong khối C-10, các giếng dầu Ostra, Abalone và Argonauta ở Campos Basin. Đầu năm nay Shell đã công bố kế hoạch cho một chiến dịch khoan ở ngoài khơi Brazil trong nửa cuối năm 2021 với trọng tâm là lô C-10.

Brazil dự kiến ​​sẽ khởi động hai đợt đấu thầu trong năm nay, đợt ​​đầu tiên dự kiến vào tháng 10, đây sẽ là đợt đấu thầu thứ 17, ban đầu được lên kế hoạch vào năm 2020 nhưng bị hoãn lại vì giá dầu sụt giảm. Sẽ có gần 100 khu vực được đưa ra đấu thầu bao gồm 15 lô ở lưu vực Campos, 50 lô ở lưu vực Pelotas, 13 ở lưu vực Santos và 14 ở lưu vực Potiguar. Đây là những dấu hiệu tốt cho sự bùng nổ dầu mỏ ngoài khơi của Brazil, dẫn đến sản lượng hydrocacbon ngày càng tăng, củng cố vị trí của quốc gia Mỹ Latinh trong số 10 quốc gia sản xuất dầu hàng đầu thế giới. Sự bùng nổ này sẽ đóng vai trò là động lực mạnh mẽ thúc đẩy sự phục hồi kinh tế sau đại dịch cấp thiết của Brazil sau khi tổng sản phẩm quốc nội GDP của nước này giảm 4% vào năm ngoái, theo số liệu của IMF.

Nguồn tin: xangdau.net

ĐỌC THÊM