Hai tháng trước, Nga nói không với đề xuất của Ả Rập Xê Út về việc cắt giảm sản lượng dầu sâu hơn. Thế là đủ để bắt đầu một cuộc chiến giá, điều đó xảy ra cùng lúc với đại dịch Covid-19, làm quét sạch hàng tỷ doanh thu từ dầu mỏ của cả Nga và Ả Rập Saudi trong khi buộc họ phải ban hành những cắt giảm sâu hơn so với thảo luận trước đây.
Một số người nói rằng cuộc chiến giá không bao giờ là về Ả Rập Saudi và Nga. Họ nói rằng đó là về đá phiến Mỹ. Nếu điều đó chính xác, thì chuyện gì xảy ra khi đá phiến Mỹ lấy lại đủ sức mạnh để bắt đầu tăng tốc sản xuất trở lại?
Nghe có vẻ còn quá sớm để nói về việc tăng sản lượng khi WTI vẫn dưới 40 đô la một thùng và có khả năng ở dưới mức quan trọng này trong một thời gian. Nhưng cuối cùng, giá sẽ chạm mốc này: các nhà sản xuất đá phiến đã cắt giảm sản lượng của họ, nhu cầu đang được cải thiện, và nhất là, các vụ phá sản đã diễn ra nhiều hơn. Trên thực tế, có tới 250 công ty đá phiến Mỹ có thể đóng cửa, theo Rystad Energy, trừ khi giá cải thiện rõ rệt và nhanh chóng.
Nhà báo kinh doanh tập trung vào vùng Vịnh Frank Kane đã viết cho tờ Arab News rằng cuộc chiến giá tiếp theo chỉ là vài đô la mỗi thùng. Vài đô la này sẽ thúc đẩy các nhà sản xuất bắt đầu tăng sản xuất.
"Thật là vô lý khi Ả Rập Xê Út tiếp tục với những cắt giảm làm thay đổi thị trường, chính xác là một cái giá lớn xét về doanh thu bị mất, trong khi Mỹ đang đẩy dầu ra thế giới một lần nữa", Kane viết thêm. "Cuộc chiến giành thị phần - với việc Vương quốc này mở van dầu hoàn toàn một lần nữa- sẽ trở lại."
Ả Rập Saudi đã ghi nhận thâm hụt ngân sách 9 tỷ đô la trong quý đầu tiên của năm, với doanh thu giảm 22 phần trăm trong giai đoạn này do sự sụt giảm của giá dầu. Lợi nhuận của Aramco trong quý 1 giảm 25%. Vương quốc này bắt đầu phát hành trái phiếu trên thị trường quốc tế để ổn định tài chính khi nước này trích dự trữ ngoại tệ với tốc độ nhanh nhất trong 20 năm, theo Reuters, khi nước này chiến đấu với đòn giáng kép từ giá dầu thấp, nhu cầu yếu và đại dịch Covid-19.
Trong khi đó, Nga báo cáo thặng dư ngân sách trong quý đầu tiên, mặc dù khiêm tốn, ở mức 0,5%. Ngân sách vẫn duy trì thặng dư vào tháng Tư, nhưng bây giờ có vẻ như đại dịch đã bắt đầu gây thiệt hại, khi Bộ trưởng Tài chính Anton Siluanov phát biểu với truyền thông địa phương rằng chính phủ đã lên kế hoạch tăng vay nợ và trì hoãn một số dự án quy mô quốc gia cho đến khi nền kinh tế phục hồi. Bộ trưởng dự báo mức giảm GDP 5% trong năm nay do diễn biến giá dầu và đại dịch.
Về mặt kinh tế, triển vọng trước mắt cho nền kinh tế Mỹ còn ảm đạm hơn so với Ả Rập Xê Út hay Nga, với GDP quý hai được một số người coi là giảm hai chữ số, và con số khổng lồ lên tới 40%. Ngành công nghiệp dầu mỏ của Mỹ không chiếm phần lớn trong GDP của Mỹ như đối với Nga hay Ả Rập Saudi, nhưng không giống như Nga hay Ả Rập Saudi, ngành dầu mỏ của Mỹ khó có thể dựa vào viện trợ của chính phủ. Thực vậy, Viện Dầu khí Hoa Kỳ đã lên tiếng chống lại viện trợ như vậy.
Vì vậy, giả sử một vài trăm công ty khoan đá phiến ở Mỹ phá sản vì sự suy thoái giá kéo dài. Điều này sẽ trùng hợp với sự cải thiện nhu cầu dần dần khi phong tỏa biến mất và ngăn chặn được làn sóng lây nhiễm Covid-19 thứ hai, sự cải thiện nhu cầu này sẽ đẩy giá lên cao. Khi điều này xảy ra, những công ty khoan đá phiến còn sống sót, hầu hết trong số đó là những người ngập trong nợ nần, sẽ không còn cách nào khác ngoài việc bắt đầu bơm thêm dầu.
Nga và Saudis sẽ làm gì sau đó?
Nga đã nói rằng họ có thể sống được với giá dầu Brent thấp trong nhiều năm miễn là không dưới 40 đô la một thùng. Ả Rập Saudi cần gấp đôi mức giá đó để hòa vốn. Nhưng mức giá đó có hòa vốn được không? Có rất nhiều quốc gia sống trong sự thoải mái với thâm hụt ngân sách, và Mỹ hiện tại -hay trước khi xảy ra đại dịch -là ví dụ điển hình nhất. Bộ trưởng Tài chính Ả Rập Saudi gần đây cho biết nền kinh tế của Vương quốc này đủ vững chắc để chịu được tác động của giá dầu thấp. Nếu điều này là đúng, thì có lẽ nó đủ vững chắc để chịu đựng một đợt sản xuất tối đa khác, đó sẽ là phản ứng duy nhất đối với sản lượng tăng của Mỹ và cũng là điều dễ hiểu với Ả Rập Saudi.
Tất nhiên, có một kịch bản lạc quan hơn: nhu cầu cải thiện nhanh đến mức mọi người đều hài lòng với giá. Thật vậy, theo Bộ trưởng Năng lượng của Nga, cung và cầu có thể cân bằng lại trong vòng hai tháng vì việc cắt giảm sản lượng đã đạt tới 15 triệu thùng/ngày. Điều này có nghĩa là thặng dư nguồn cung hiện tại đã giảm xuống còn 7-12 triệu thùng/ngày.
Bây giờ, tất cả những gì chúng ta cần là chờ xem nhu cầu phục hồi nhanh như thế nào, bởi vì có nhiều hoài nghi rằng ngành dầu khí có thể không bao giờ phục hồi về lại mức trước khủng hoảng.
Nguồn tin: xangdau.net