Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

SCIC và PVN: hợp tác đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực dầu khí

Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) vừa bắt tay hợp tác kinh doanh, trên nguyên tắc PVN và SCIC đồng sở hữu ít nhất 51% vốn trong các dự án thuộc lĩnh vực dầu khí.
 
Chiều nay (30/12), tại Hà Nội, SCIC và PVN đã ký Thỏa thuận Hợp tác toàn diện nhằm thiết lập nền tảng hợp tác giữa hai bên. Biên bản Thỏa thuận được ký giữa ông Trần Văn Tá - Tổng Giám đốc SCIC và ông Trần Ngọc Cảnh - Tổng giám đốc PVN.
 
 
 
 Với mục tiêu tăng cường hợp tác, tối đa hoá các lợi thế kinh doanh của mỗi bên trong hoạt động sản xuất kinh doanh, SCIC và PVN mong muốn cùng nhau phối hợp, hợp tác đầu tư toàn diện trên nhiều lĩnh vực mà các bên cùng quan tâm.
 
Theo đó, SCIC sẽ mua lại các cổ phần tại các dự án thuộc lĩnh vực lọc hóa dầu, tìm kiếm thăm dò khai thác, chuẩn bị xây dựng, đang xây dựng, chuẩn bị hoàn thành và đã hoàn thành mà PVN đang nắm khối lượng cổ phần chi phối (tạo điều kiện để PVN dùng phần vốn này đầu tư vào các dự án khác) trên nguyên tắc thỏa thuận, hai bên cùng có lợi và phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành; Mua lại cổ phần của các doanh nghiệp chưa niêm yết để đầu tư dài hạn hoặc đầu tư linh hoạt. Tham gia đầu tư cùng PVN vào các dự án đã triển khai nhưng chưa thu xếp được vốn và các dự án mới. Góp vốn thành lập mới các công ty cổ phần để đầu tư, xây dựng và khai thác các nhà máy, các dự án thuộc lĩnh vực dầu khí.
 
Bên cạnh đó, SCIC hợp tác đầu tư với PVN trong lĩnh vực thăm dò, khai thác dầu khí tại nước ngoài. SCIC cũng sẽ tìm kiếm và giới thiệu các đối tác chiến lược, các định chế tài chính trong và ngoài nước có tiềm lực tài chính và kinh nghiệm trong các lĩnh vực kinh doanh mà các bên có hoạt động đầu tư để các bên lựa chọn, mời tham gia đầu tư hoặc tham gia tài trợ vốn cho các dự án; Tạo điều kiện cho mỗi bên tham gia thực hiện các công việc thuộc dự án mà mỗi bên có thế mạnh.
 
Ngoài ra, trên cơ sở tuân thủ các quy định của pháp luật và quy định của cơ quan có thẩm quyền, các bên sẽ thực hiện việc đầu tư, góp vốn vào doanh nghiệp thành viên khi thực hiện cổ phần hóa và thành lập mới các công ty của nhau; Tiếp tục phối hợp với nhau trong việc hợp tác để thực hiện các dự án khác trong tương lai.
 
Hơn nữa, trên cơ sở chỉ đạo của Chính phủ và các Bộ quản lý ngành, hai bên sẽ phối hợp cùng nghiên cứu, báo cáo các cấp có thẩm quyền về việc tham gia các dự án đầu tư gồm: Các dự án thuộc lĩnh vực tìm kiếm, thăm dò, nghiên cứu; Các dự án thuộc lĩnh vực khai thác, vận chuyển; Các dự án thuộc lĩnh vực lọc hóa dầu: Nhà máy Lọc hóa dầu Dung Quất, Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn, Nhà máy Lọc hóa dầu Long Sơn, Nhà máy Đạm Cà Mau; Các dự án thuộc lĩnh vực dịch vụ, kho tàng, bến bãi, công nghệ thông tin, tự động hóa, xây lắp dầu khí ...
 
(Hà Nội Mới)

ĐỌC THÊM