Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Saudi vs Đá phiến: Chi phí hòa vốn không tưởng

Saudi Arabia nổi tiếng vì chi phí sản xuất dầu siêu thấp. Trong thực tế, dầu của nước này gần như có chi phí khai thác rẻ nhất. Chỉ có duy nhất Kuwait thậm chí có chi phí thấp hơn, theo một bảng xếp hạng của Rystad Energy và CNN. Tuy nhiên, vương quốc này đã đi đầu trong nỗ lực cắt giảm sản xuất vì rõ ràng Saudi không thể đối phó với mức giá hiện tại.

Theo báo Wall Street Journal chi phí sản xuất một thùng của 13 nhà sản xuất lớn, Saudi Arabia có thể sản xuất một thùng dầu thô ở mức 8,98 USD, chỉ thấp hơn một chút là Iran, với mức giá 9,08 USD. Để so sánh, chi phí cho mỗi thùng đá phiến của Mỹ là 23,35 USD.

Chi phí này bao gồm thuế, chi phí sản xuất thuần túy, chi phí hành chính, và chi tiêu vốn. Khi nói về chi phí sản xuất, Saudi Arabia thực sự xếp hạng dưới Iraq, Iran và Nga, nhưng ở các khu vực khác - chẳng hạn thuế - nước này có lợi thế hơn hầu hết mọi nhà sản xuất khác vì sản lượng dầu không bị đánh thuế.

Mặt khác, đá phiến của Mỹ phải chịu 6,42 USD cho tổng mức thuế trên mỗi thùng, trong khi các nhà sản xuất không phải đá phiến thì tốt hơn một chút, với thuế gộp là 5,03 USD một thùng. Các nhà sản xuất Nga phải trả 8,44 USD cho ngân sách nhà nước cho mỗi thùng khai thác.

Do đó, dựa trên những con số này, từ năm ngoái, Saudi Arabia có lợi thế đáng kể so với đối thủ chính của mình - dầu mỏ của nước này gần mặt đất, thời tiết thì không khắc nghiệt như ở Siberia, và Aramco không phải trả thuế. Vậy tại sao một số nhà phân tích cho rằng đá phiến sét đang chiếm ưu thế?

Tất nhiên, không phải ai cũng đồng ý rằng đá phiến của Mỹ đang giành phần thắng so với Saudi Arabia. Trên thực tế, một số nhà quan sát và những người trong ngành công nghiệp này cho rằng đá phiến sét sẽ không bao giờ có thể cạnh tranh với dầu Saudi trên cơ sở bình đẳng do chi phí sản xuất. Một số người nhấn mạnh rằng những gì các nhà sản xuất đá phiến sét đang làm ngay bây giờ là tạo ra một bong bóng bằng cách tăng cường sản xuất do nợ đang tăng lên. Bong bóng này, họ cảnh báo, sẽ sớm bùng nổ và khiến nhiều nhà sản xuất phá sản.

Nhưng rất nhiều người khác đang đặt niềm hy vọng cho tương lai của ngành công nghiệp đá phiến sét. Một bài báo vào tháng 7 năm 2016 của Financial Times trích dẫn dự báo của Wood Mackenzie rằng, về lâu dài, khoảng 60 % dầu khả thi về mặt kinh tế mức giá 60 USD một thùng nằm trong các khối đá phiến của Mỹ, chứ không phải ở những vùng sa mạc của Saudi Arabia. Các nhà phân tích đang ca ngợi ngành công nghiệp đá phiến sét vì những thành tựu đạt được trong việc cắt giảm chi phí và nâng cao hiệu quả sản xuất, mặc dù điều này cũng là một điểm tranh luận với một số chuyên gia cho rằng "tăng hiệu quả" nhờ vào giá cả giá xuống của các nhà cung cấp dịch vụ khai thác mỏ.

Vì vậy, Saudi Arabia đang bơm gần như là dầu rẻ nhất trên thế giới, nhưng IMF dự báo rằng nước này cần giá dầu là 83 USD/thùng để cân bằng ngân sách. Điều này, tất nhiên, là bởi vì ngân sách Saudi phụ thuộc rất nhiều vào doanh thu xuất khẩu dầu thô. Năm nay, dầu sẽ chiếm 69% doanh thu ngân sách, tương đương 128 tỷ USD, tăng 46% so với năm 2016. Tổng doanh thu của Saudi Arabia trong năm 2017 dự kiến ​​là 184,5 tỷ USD, trong khi tổng chi tiêu ngân sách dự kiến ​​sẽ tăng lên mức 237,3 tỷ USD .

Không giống như Aramco, các nhà sản xuất đá phiến sét không phải là các tái sản của nhà nước. Họ có thể giữ lợi nhuận cho mình, đó là một động lực mạnh mẽ để theo đuổi sản lượng tốt hơn với chi phí thấp hơn. Việc theo đuổi này đã mang lại kết quả: Khảo sát Địa chất Mỹ hiện đang đánh giá lại trữ lượng hydrocarbon và đã điều chỉnh tăng 2 trong số các ước cũ, cho lưu vực Wolfcamp Basin ở Permian và Gulf Coast Basin, nhờ vào những tiến bộ kỹ thuật đã tạo ra nhiều trữ lượng dầu khí có thể thu hồi hơn.

Trong khi đó, Saudi Arabia đang đặt cược vào những gì nước này luôn luôn đặt cược vào: sản xuất. Vương quốc Hồi giáo này không thực sự cần phải bận tâm về cải tiến công nghệ để tăng năng suất, không phải ở những chi phí sản xuất này. Tuy nhiên, một đặc điểm rất quan trọng của dầu, có lẽ quan trọng nhất, là nó là một nguồn dự trữ hữu hạn. Sớm hay muộn, ngay cả khu vực khai thác Ghawar khổng lồ cũng sẽ cạn kiệt. Vì vậy, Riyadh đang đa dạng hóa nền kinh tế từ phụ thuộc vào dầu mỏ sang vũ khí và năng lượng tái tạo. Nghe có vẻ như là một chiến lược đủ hợp lý với điều kiện nhu cầu tiêu thụ năng lượng tái tạo và vũ khí đủ tăng để thay thế dầu như là một đóng góp ngân sách chủ yếu.

Nguồn: xangdau.net

ĐỌC THÊM