Saudi Arabia và Nga đã đe dọa sẽ leo thang một cuộc tranh cãi về sản lượng dầu lên các cấp cao nhất của chính phủ, vì thất vọng với các quốc gia không cắt giảm sản lượng theo thỏa thuận nguồn cung của Opec bắt đầu nổ ra.
Khalid al Falih, Bộ trưởng Năng lượng Saudi Arabia, hôm thứ Hai tại St Petersburg, nói rằng không thể có thêm "những chuyến đi miễn phí" sau khi xem xét tiến độ thỏa thuận cung cấp, được hoan nghênh như là một giai đoạn hợp tác mới giữa Opec và các nhà sản xuất dầu lớn ngoài nhóm, nhưng cho đến nay vẫn không thể duy trì được giá trên 50 USD một thùng.
Ông Falih cho biết trong một cuộc họp báo chung: "Chúng tôi sẽ mạnh dạn yêu cầu sự tham gia của tất cả mọi người,” và ông nói thêm rằng họ đã lên kế hoạch đưa vấn đề lên đến" cấp lãnh đạo cao hơn các bộ trưởng dầu mỏ nếu không nhìn thấy phản hồi."
Alexander Novak, Bộ trưởng Năng lượng Nga, có liên minh chặt chẽ với ông Falih, đã ủng hộ ý kiến này và nói rằng: "Chúng tôi nhấn mạnh và yêu cầu rằng tất cả các nước đều phải có sự tuân thủ 100%". Điều này có nghĩa là lấy 200.000 thùng/ngày ra khỏi thị trường.
Ý kiến của hai nước gia tăng sự cảnh báo đến cho các nhà sản xuất đã thất bại trong việc duy trì vị thế đã được củng cố vào cuối năm ngoái với sự ủng hộ của Tổng thống Nga Vladimir Putin và hoàng tử Mohammed Bin Salman của Saudi Arabia, người sẽ kế vị ngai vàng.
Thỏa thuận này nhằm chấm dứt tình trạng thiếu thừa dầu mỏ kéo dài 3 năm đã làm giảm ngân sách của các nhà sản xuất lớn, nhằm mục đích cắt giảm 1,8 triệu thùng mỗi ngày ra khỏi thị trường để thu hẹp hàng tồn kho và tăng giá.
Trong khi Saudi Arabia, Kuwait và Angola nằm trong số các nước đã đạt được tuân thủ kể từ tháng 1, các nước khác như Algeria, Ecuador và Iraq là một trong số những nước có sản lượng cao hơn mức phân bổ sản xuất. Đồng minh Vùng Vịnh cảu Saudi Arabia ở Opec, UAE, cũng chậm trễ hạn chế sản lượng. Nga đã đạt được mục tiêu hồi tháng 5.
Hiệp ước nguồn cung, bắt đầu vào tháng 1, ban đầu đã tăng giá dầu Brent lên mức 58 USD/thùng. Nhưng kể từ đó giá đã giảm xuống còn khoảng 48 USD, đặt ra câu hỏi về sự hiệu quả của kế hoạch này.
Trước cuộc họp Ủy ban Giám sát chung Cấp Bộ trưởng JMMC, được tổ chức để xem xét tiến trình của hiệp ước này, các nhà phân tích và thương nhân đã dự đoán rằng Opec và Nga có thể tìm cách để cắt giảm sản lượng sâu hơn để đẩy nhanh việc tái cân bằng thị trường dầu mỏ.
Các nhà sản xuất cho đến nay cho thấy không có ý định để tăng cường quy mô hạn chế sản lượng, đặc biệt là các thành viên đang trì trệ giảm. Họ không loại trừ việc triệu tập cuộc họp bất thường của các bộ trưởng của Opec nếu thị trường không có dấu hiệu thắt chặt.
Ông Falih cho biết, nước này sẽ giảm xuất khẩu trong tháng 8 tại mức 6,6 triệu thùng/ngày, giảm từ mức mức 6,9 triệu thùng/ngày trong tháng 5 và thấp hơn 1 triệu thùng/ngày so với mức cùng kỳ năm ngoái. Sản lượng thực tế của Saudi Arabia ở mức dưới 10 triệu thùng/ngày không còn khả năng giảm thêm nữa do nhu cầu tiêu thụ dầu trong những tháng hè, với việc các nhà máy điện đốt dầu thô để sản xuất điện nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng máy điều hòa không khí.
"Tháng 8 thường là mùa tiêu thụ đỉnh điểm trong Vương quốc," ông Falih nói. "Kết quả là chúng ta đang đặt một giới hạn rất vững chắc vào xuất khẩu của chúng tôi. . . Chúng tôi sẽ xuất khẩu 6,6 triệu thùng/ngày trong những tuần tới trong tháng 8."
Ủy ban cũng khuyến cáo các nhà sản xuất có thể phải kéo dài thời gian cắt giảm cung vượt sau quý I năm 2018. Thỏa thuận này đã được kéo dài thêm 9 tháng vào tháng 6 tại cuộc họp chính thức mới nhất của các bộ trưởng Opec.
Thỏa thuận cũng có thể thu hút được nhiều thành viên hơn. Nigeria, đã được miễn trừ khỏi thỏa thuận này, nói với ủy ban rằng sẽ hạn chế sản lượng nếu sản xuất đạt mức 1.8 triệu thùng/ngày.
Nguồn: xangdau.net