Trong khi Saudi Arabia tiếp tục một cuộc tấn công áp đảo để kiềm chế một thị trường dầu thừa cung toàn cầu, đồng thời vương quốc này cũng tiến hành phòng thủ để duy trì được những khách hàng quan trọng nhất của mình.
Vương quốc này hầu như duy trì khu vực châu Á ra khỏi kế hoạch cắt giảm doanh số bán dầu thô, ít nhất là vào lúc này. Đó là trong bối cảnh mối đe dọa có nhiều nguồn cung hơn của Mỹ và châu Âu sẽ đến thị trường lớn nhất thế giới này, do cắt giảm sản xuất mà Saudi khởi xướng đã thúc đẩy chuẩn dầu Trung Đông so với những khu vực khác. Ngoài ra, giá dầu thô tăng vọt có nguy cơ làm phục hồi sản lượng dầu đá phiến trong khi xuất khẩu của Mỹ đã và đang trên đường đến các nước như Thái Lan, Nhật Bản và Hàn Quốc.
Trong khi thành viên lớn nhất của OPEC này vẫn chưa thể hạn chế được một số lô hàng đến châu Á trong tháng tới, nó dường như không hoàn toàn từ bỏ cuộc chiến giành thị phần, ngay cả khi Saudi đã thay đổi chiến thuật từ chính sách khai thác không giới hạn của mình trong hai năm qua. Saudi Arabia đang tính toán sự thiếu khả năng để hoàn toàn chuyển sang nguồn cung đối thủ của nhà máy lọc dầu trong khu vực này, vì các nhà máy của họ đang hướng đến xử lý dầu thô “chua” nhiều lưu huỳnh như dầu thô được sản xuất bởi Saudi hơn là dầu “ngọt” đá phiến hay dầu Biển Bắc. Saudi có khả năng cắt giảm doanh thu đáng kể ở những khu vực khác không phải là có giá trị như châu Á.
"HIện Saudi Arabia đã cam kết sẽ cắt giảm sản lượng lớn như vậy, điều quan trọng đối với họ là giành lại thị phần trong khu vực nơi họ nhìn thấy tiềm năng phát triển nhất", Peter Lee, một nhà phân tích ở Singapore tại BMI Reserch, một bộ phận của Fitch Group cho biết. "Ở châu Á, chúng ta vẫn có Ấn Độ và Trung Quốc, nơi Saudi đang cạnh tranh giành giựt thị phần. Hoàn toàn hợp lý khi họ tập trung vào khu vực này và cố gắng khiến cho người mua hạnh phúc."
Nhà xuất khẩu dầu thô lớn nhất thế giới này tuần trước cho biết đã bắt đầu nói với khách hàng rằng sẽ giảm thiểu các lô dầu thô từ tháng 01, với mức giảm tập trung vào khu vực châu Âu và Bắc Mỹ. Ngược lại, ít nhất năm nhà máy lọc dầu ở châu Á cho biết họ đã được thông báo rằng họ sẽ nhận được lượng hàng bình thường theo hợp đồng dài hạn vào tháng tới. Ba trong số các nhà máy nói rằng họ sẽ nhận được cung cấp tăng cường nếu họ có yêu cầu. Tập đoàn sản xuất dầu khí nhà nước Saudi Aramco cũng đã cắt giảm giá bán dầu sang châu Á cho tháng tới.
Thứ Bảy tuần trước, vương quốc Hồi giáo Trung Đông này đã báo hiệu sẵn sàng cắt giảm sản lượng dầu nhiều hơn so với dự kiến, trong một động thái được mô tả như là "sốc và kinh hoàng" của Amrita Sen, nhà phân tích dầu mỏ tại hãng tư vấn công nghiệp Energy Aspects Ltd.
"Với Aramco đang cố gắng để IPO vào thị trường chứng khoán, tôi nghĩ rằng đây là những gì họ cần và nếu họ có nguồn thu cao hơn, nó sẽ ổn định tình hình tài chính của họ ít nhất là trong một khoảng thời gian," Ehsan Ul-Haq, một nhà phân tích tại KBC Advanced Technologies nói. "Thị trường sẽ mất một khoảng thời gian để ổn định nhưng cân bằng của thị trường sẽ dẫn đến phục hồi dần dần."
Kế hoạch giảm cung này đã tăng cường chuẩn dầu thô Dubai so với chuẩn WTI của Mỹ, với đa số các nhà sản xuất Trung Đông cam kết cắt giảm sản lượng. WTI đã chỉ cao hơn 12 cent một thùng so với Dubai vào đầu tháng 12, so với mức chênh lệch tăng trung bình là 1,35usd trong hai tháng qua.
Hợp đồng hoán đổi Brent-Dubai, một thước đo của sự khác biệt về giá giữa hai chuẩn dầu thô, trung bình là 2,11usd một thùng trong tháng 11, ít nhất trong hơn một năm, đang tăng cường tính kinh tế của chuẩn châu Phi và Địa Trung Hải thường có giá chênh lệch thấp hơn so với chuẩn Biển Bắc. Ngay cả trước khi các nhà sản xuất công bố kế hoạch cắt giảm, sự hấp dẫn của dầu thô có liên quan đến WTI và Brent đã khuyến khích xuất khẩu đến châu Á.
Khu vực Châu Á Thái Bình Dương sẽ sử dụng 32,88 triệu thùng dầu thô một ngày trong năm nay, chiếm hơn một phần ba lượng tiêu thụ toàn cầu, dữ liệu từ Cơ quan Năng lượng Quốc tế IEA cho thấy. Nhu cầu tiêu thụ hàng ngày được dự báo sẽ mở rộng tới 33,7 triệu thùng trong năm 2017. Tại châu Mỹ và châu Âu, tiêu thụ dầu được dự đoán đi ngang trong năm tới, theo IEA.
Bộ trưởng Năng lượng của Saudi, Khalid al-Falih, phát biểu hôm thứ Bảy rằng, ông không nhìn thấy sẽ có một sự hưởng ứng nguồn cung lớn từ các nhà sản xuất đá phiến Mỹ trong năm 2017. Goldman Sachs Group Inc. không đồng tình về quan điểm này. Các nhà sản xuất Mỹ có thể đạt mức tăng trưởng 800.000 thùng một ngày của sản xuất hàng năm với giá 55usd một thùng cho WTI, ngân hàng này cho biết trong một báo cáo.
"Những gì Saudi muốn làm là để đảm bảo rằng họ không nhận được lượng dầu thô từ các nhà cung cấp thứ yếu đến từ các thị trường khác đi vào khu vực châu Á," John Driscoll, chiến lược gia trưởng tại JTD Energy Services Pte, người đã có hơn 30 năm kinh doanh dầu thô và xăng dầu tại Singapore."Điều này có lẽ là lý do tại sao họ đã thông báo cắt giảm doanh số bán đến Mỹ để lượng dầu thô của Mỹ phải nằm lại trong nước, chứ không phải được xuất khẩu."
Nguồn: xangdau.net