Cắt giảm và đẩy giá lên hay không cắt giảm và bảo vệ thị phần của mình, đây là câu hỏi mà Saudi Arabia đang phải đối mặt trước cuộc họp OPEC tháng 12 năm nay. Có vẻ như chỉ mới hôm qua khi OPEC họp vào năm 2016 và quyết định cắt giảm sản lượng 1,8 triệu thùng mỗi ngày, trong đó có Nga, để đảo ngược sự rơi tự do của giá dầu. Vào thời điểm đó, nhóm phải hành động bởi vì mọi người đều tuyệt vọng. Bây giờ, nhiều thành viên OPEC đều tuyệt vọng trong khi vẫn chưa hồi phục sau cú đánh năm 2014. Saudi không phải là một ngoại lệ.
Một báo cáo gần đây từ Capital Economics cho biết Saudi Arabia có vấn đề của riêng mình nhưng có thể chịu được giá dầu thấp hơn mà không cảm thấy quá nhiều sự bức thiết. "Ngay cả khi giá dầu Brent giảm xuống còn 40 - 50 USD/thùng, thì sự căng thẳng cán cân thanh toán ngay lập tức khó có thể xuất hiện", báo cáo cho biết. Thêm vào đó, vương quốc này có thể tài trợ cho thâm hụt thương mại từ nguồn dự trữ ngoại hối "trong ít nhất một thập kỷ."
Đề xuất này không được chấp nhận rộng rãi. Tuần trước, John Kemp của Reuters đưa ra một quan điểm khác trong bài viết về dầu của ông, lưu ý rằng dự trữ ngoại hối của Saudi Arabia hiện đang ở mức 500 tỷ USD, giảm từ gần 750 tỷ USD của năm 2014 khi giá dầu giảm dưới áp lực của dầu đá phiến Mỹ . Đồng thời, Saudi Arabia đang trong một sự nỗ lực lớn để đa dạng hóa dòng doanh thu của mình.
Ngoài ra, Kemp đã viết, "Saudi có lẽ cần phải giữ lại hàng trăm tỷ đô la tài sản dự trữ trong tay để duy trì niềm tin vào tỷ giá hối đoái cố định của nó với đồng đô la Mỹ và ngăn chặn việc bán tháo đồng nội tệ."
Đó là một hoàn cảnh khó khăn kinh điển và một tình huống khó nhằn đối với người Ảrập Xêút. Một mặt, họ có thể tiếp tục bơm với tốc độ kỷ lục hiện tại hoặc gần với mức đó, tạo sức ép cho giá hơn nữa, đó là những gì họ đã làm trong năm 2014. Chiến lược đó đã gây thiệt hại cho đá phiến của Mỹ một cách đáng kể, nhưng cuộc tấn công đầy nỗ lực này đã không diễn ra theo đúng như kế hoạch. Bây giờ, một lần nữa nó sẽ lại gây thiệt hại cho đá phiến Mỹ, nhưng một lần nữa, nó sẽ không đánh bại sự kiên trì của đã phiến. Điều đó lẽ ra đã trở nên rõ ràng trong ba năm qua.
Mặt khác, Saudi Arabia có thể bắt đầu cắt giảm, nhưng nó sẽ cần phải thuyết phục tất cả các thành viên OPEC khác tham gia cắt giảm và quan trọng hơn là Nga. Hôm 01/12, Reuters cho biết, Nga đã "chấp nhận sự cần thiết phải cắt giảm sản lượng" và giá tăng vọt ngay lập tức, một lần nữa nhấn mạnh tầm quan trọng sự hợp tác của Nga - Saudi đối với thị trường dầu mỏ.
Bây giờ, có vẻ như việc cắt giảm là kết quả có nhiều khả năng hơn. Bất chấp sự dè dặt được bày tỏ bởi Nigeria và Libya, nếu Ảrập Xêút tìm cách để thuyết phục mọi người cắt giảm trong bối cảnh căng thẳng gay gắt với Iran trước các lệnh cấm vận của Mỹ, thì Saudi có thể thuyết phục họ một lần nữa, rằng nếu như không bắt đầu cắt giảm thì tất cả sẽ bị ảnh hưởng.
Kemp đồng ý. " Saudi không thể đủ sức chống đỡ với một đợt sụt giảm giá dầu nữa", ông cảnh báo. "Nước này cần phải giữ cho doanh thu cao để giúp nền kinh tế thoát khỏi suy thoái và tài trợ cho các chương trình chuyển đổi xã hội và kinh tế đầy tham vọng."
Tuy nhiên, Vương quốc này đang chuẩn bị. Kpler cho biết trong tuần này lượng dầu thô Saudi bốc dỡ kể từ đầu tháng 11 đã đạt mức cao mới 8,14 triệu thùng/ngày, cao hơn mức trung bình hàng ngày 770.000 thùng/ngày của tháng 10 và cao hơn nhiều so với mức cao 7,766 triệu thùng/ngày trước đó của năm 2018. Phần lớn sự gia tăng đến từ Trung Quốc, với các lô hàng đi về hướng đó tăng hơn nửa triệu thùng mỗi ngày trong tháng 11 từ tháng Mười. Sản xuất cũng ở mức cao kỷ lục, giống như mức sản lượng mà Nga đã đạt được trước khi cắt giảm lần đầu tiên trong năm 2016. Có lẽ chúng ta đang nhìn thấy một bài học được rút ra ở đó hoặc có lẽ Saudi không còn sự lựa chọn nào khác ngoài việc cắt giảm.
Nguồn tin: xangdau.net