Saudi Arabia và UAE vẫn im lặng trước những đề xuất của Iraq về việc cắt giảm sản lượng của OPEC +, khiến thị trường phải suy đoán về những kế hoạch của nhóm trước khi diễn ra các cuộc đàm phán quan trọng tại Vienna trong tuần này.
Iraq, quốc gia có thành tích tồi tệ nhất trong số các nhà sản xuất lớn trong việc thực hiện thỏa thuận nguồn cung hiện tại của nhóm, tuy nhiên lại đang thúc đẩy các đợt cắt giảm mạnh hơn. Bộ trưởng Dầu mỏ Thamir Ghadhban cho biết tập đoàn nên cắt giảm thêm 400.000 thùng mỗi ngày khỏi thị trường, đưa tổng mức giảm lên 1,6 triệu thùng.
Khi đến thủ đô của Áo vào tối thứ Ba, ông nói với các phóng viên rằng ông tin rằng Saudi, nhà lãnh đạo thực tế của OPEC, cũng ủng hộ động thái này. Bộ trưởng Năng lượng Saudi Hoàng tử Abdulaziz bin Salman từ chối trả lời các câu hỏi cụ thể khi ông đến thành phố hôm thứ Tư, nói đơn giản rằng triển vọng thị trường là rực rỡ như thời tiết.
Các tín hiệu trái ngược đã xuất hiện từ cuộc họp thứ Ba của Ủy ban kỹ thuật chung, nhóm cố vấn cho các bộ trưởng nhưng không đưa ra quyết định cuối cùng. Các quan chức có mặt tại các cuộc đàm phán đã không thảo luận về việc cắt giảm mạnh hơn, các đại biểu dấu tên tiết lộ.
Mục đích chính của nhóm là đồng ý gia hạn thỏa thuận hiện có sau tháng 3, vốn đang sự đồng thuận giữa các thành viên vùng Vịnh Ả Rập, Bộ trưởng Dầu mỏ Oman Mohammed Al Rumhi cho biết hôm thứ Tư. Bộ trưởng Năng lượng UAE Suhail Al Mazrouei cũng không xác nhận những đề xuất nào sẽ được thảo luận vào ngày 5 đến 6/12, trong khi Bộ trưởng Dầu mỏ Kuwait Khaled Al-Fadhel cho biết ông đã không nghe thấy về đề xuất cắt giảm thêm 400.000 thùng mỗi ngày.
“Iraq là quốc gia chính của OPEC đang không tuân thủ mục tiêu, ông Olivier Jakob, giám đốc điều hành của nhà tư vấn Petromatrix GmbH, cho biết trong một báo cáo gửi khách hàng. “Tuy nhiên, nước này liên tục lặp lại rằng OPEC có thể xem xét sự gia tăng quy mô cắt giảm.”
Một liên minh giữa Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ OPEC và một số nước không thành viên không bao gồm Nga và Kazakhstan đã hạn chế sản lượng kể từ đầu năm 2017 để loại bỏ thặng dư và tăng giá dầu thô. Thỏa thuận này sẽ hết hạn vào cuối tháng 3 và các bộ trưởng phải quyết định làm gì tiếp theo. Đại đa số các nhà phân tích và trader được hỏi đều cho rằng gia hạn hiệp ước là kết quả có khả năng nhất của các cuộc đàm phán cấp bộ trưởng này.
Năm 2020, nhóm phải đối mặt với tăng trưởng nhu cầu chậm lại và một sự tăng trưởng sản xuất mạnh mẽ khác trong các nhà sản xuất đối thủ, mà cùng nhau có thể tạo ra một đợt thừa cung mới khác khiến giá quốc tế giảm xuống mức 50 đô la một thùng. Đó là mức quá thấp để hầu hết các thành viên OPEC cân đối ngân sách, và sẽ tạo ra một kết quả không như ý cho đợt chào bán công khai ban đầu của công ty dầu mỏ Aramco của Saudi Arabia.
“Người ta tính toán rằng 1,2 triệu thùng đã được chứng minh là không đủ vì vậy cần phải cắt giảm thêm” vì tăng trưởng nhu cầu đang chậm lại, ông Ghadhban nói. “Đây không phải là quyết định cuối cùng, nhưng nó là chủ đề rất qaun trọng cho các nước thành viên.”
Trên thực tế, OPEC + đã tiến sâu hơn mức cắt giảm 1,2 triệu cam kết do sự kết hợp của các biện pháp tự nguyện và không tự nguyện. JTC kết luận rằng nhóm đã vượt quá mục tiêu đó khoảng 40% vào tháng 10, có nghĩa là các biện pháp cắt giảm bổ sung mà Iraq đang đề xuất đang thực sự diễn ra, mặc dù không chính thức.
Saudi Arabia, ví dụ, đã bơm thấp hơn nhiều do với mức hạn ngạch trong suốt thời gian của thỏa thuận. Các quốc gia khác bao gồm Angola, Venezuela và Mexico chỉ đơn giản là không thể duy trì sản xuất do sai sót trong quản lý hoặc thiếu đầu tư trong nhiều năm.
“Saudi Arabia có thể dễ dàng giảm 300.000 thùng sản xuất mỗi ngày một cách chính thức mà không ảnh hưởng đến sản lượng thực tế của mình,” theo ông Jakob của Petromatrix, có trụ sở tại Zug, Thụy Sĩ. “Một thông báo cắt giảm khóe léo có thể cung cấp cho một số lực mua tự động trên các tiêu đề nhưng đà tăng đó sẽ khó duy trì.”
Các nỗ lực bổ sung của vương quốc đã bù đắp cho việc thiếu tuân thủ của một số quốc gia khác. Trung bình trong năm nay, Nga đã thực hiện chỉ 72% mức cắt giảm cam kết, trong khi Nigeria và Iraq thực sự đã tăng sản lượng, theo dữ liệu từ Cơ quan Năng lượng Quốc tế IEA.
Ghadhban cho biết Iraq đang cố gắng hoàn thành một phần của thỏa thuận OPEC + và nhấn mạnh rằng mọi quốc gia nên chia sẻ gánh nặng. Tuy nhiên, con số sản xuất mà ông đưa ra cho đất nước mình là 4,6 triệu thùng mỗi ngày cho thấy 11 tháng trong thỏa thuận mà ông đã thực hiện một phần ba mức cắt giảm đã được thỏa thuận.
Nguồn: xangdau.net/Bloomberg