Đầu tiên, họ nói điều đó một cách tử tế: hãy cùng tham gia và cắt giảm hạn ngạch của bạn, hoặc tất cả chúng ta sẽ phải chịu cảnh giá dầu thấp trong thời gian dài hơn. Sau đó, họ tỏ ra kiên quyết: bắt đầu cắt sâu hơn không thì. Và bây giờ đã xuất hiện điều gọi là “không thì”- một cuộc chiến giá mới.
Benoit Faucon và Summer Said của tờ Wall Street Journal đã đưa tin hồi đầu tuần trước rằng Bộ trưởng Năng lượng Ả Rập Saudi Abdulaziz bin Saud đã đe dọa Nigeria, Angola và Iraq một cuộc chiến giá dầu nữa nếu họ không tuân thủ cắt giảm sản lượng, theo các đại biểu của OPEC. Nếu họ tiếp tục sản xuất nhiều hơn hạn ngạch, Ả Rập Xê Út sẽ bắt đầu bán dầu thô với giá giảm tại những thị trường trọng điểm của ba quốc gia này, đánh cắp thị phần.
Sản lượng dầu thô tháng trước của OPEC đã giảm xuống mức thấp nhất trong ba mươi năm, ở mức 22,69 triệu bpd. Tuy nhiên, Iraq, Angola và Nigeria vẫn không đạt được chỉ tiêu hạn ngạch: Iraq chỉ đạt mức tuân thủ 70%, Nigeria đã làm tốt hơn một chút với 77% và Angola thậm chí còn tốt hơn với 83%. Nhưng điều đó không đủ tốt.
Có thể hiểu được tại sao nhà lãnh đạo OPEC xem như vậy là không đủ. Saudis không chỉ là người cầm lái đằng sau thỏa thuận mới nhất. Họ cũng tự nguyện tăng hạn nmức cắt giảm sản xuất của riêng mình, cam kết cắt giảm thêm một triệu bpd bên cạnh hơn hai triệu bpd mà họ đã đồng ý cắt giảm, gánh phần lớn nhất trong tổng mức cắt giảm 9,7 triệu bpd của OPEC +.
Và họ đã tuân thủ điều đó, không giống như ba thành viên vi phạm kia. Tháng trước, Vương quốc này đã bơm 7,53 triệu bpd, khi ban đầu đặt ra hạn ngạch là 8,5 triệu bpd, giống như Nga, đã từ từ đạt được hạn ngạch. Saudis thực sự đã làm bất cứ điều gì cần thiết để đẩy giá lên. Nhưng giá vẫn còn yếu. Điều đó sẽ làm nản lòng ngay cả những nhà sản xuất kiên nhẫn nhất.
Dầu thô Brent giao dịch ở mức hơn 51 USD/thùng vào đầu tháng 3, vài ngày trước khi Ả Rập Xê Út tuyên bố cuộc chiến giá đầu tiên trong năm với Nga vì đã từ chối tham gia gia hạn đợt cắt giảm trước đó, mà đã đồng ý vào tháng 12 năm ngoái. Vào ngày 9 tháng 3, chuẩn dầu Brent giảm mạnh xuống dưới 35 USD một thùng.
Sau khi sụt giảm thêm vào tháng Tư do phong tỏa liên quan đến coronavirus, Brent đã phục hồi lê khoảng 40 đô la. Vì vậy, nếu Ả Rập Xê Út làm như lời đe dọa của họ thì lần này Brent, và WTI, sẽ rơi từ điểm xuất phát thấp hơn. Đây là điều duy nhất chúng ta có thể chắc chắn.
Tất nhiên, lời đe dọa về một cuộc chiến giá vẫn chỉ là giả thuyết. Có lẽ nó sẽ đủ để khiến Iraq, Nigeria và Angola điều chỉnh cách thức của họ và bắt đầu cắt giảm sản xuất như họ muốn. Nó sẽ là sự lựa chọn an toàn hơn vì Ả Rập Xê Út có nhiều dầu hơn và họ có thể đủ khả năng bán nó với giá rẻ hơn so với 3 nước kia, ít nhất là trong một thời gian. Nhưng chuyện gì sẽ xảy ra nếu họ không làm thế?
Chà, nếu họ không làm như vậy, rất có thể chúng ta sẽ gặp một đợt khủng hoảng giá mới, và nó có thể trở nên tồi tệ hơn lần đầu tiên vì nó sẽ xuất hiện trong bối cảnh nỗi sợ hãi ngày càng lớn về một đợt lây nhiễm Covid -19 thứ hai tại quốc gia tiêu thụ dầu lớn nhất thế giới. Trong khi đó, nhu cầu đã chậm phục hồi.
Đã có một số dấu hiệu tốt như sự phục hồi trong sản xuất xăng ở Mỹ và giảm tồn kho dầu trong kho chứa nổi. Tuy nhiên, hầu hết các nhà phân tích đều cảnh báo rằng mọi người trên khắp thế giới sẽ tiếp tục thận trọng trong việc đi lại và đi du lịch, điều này sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến nhu cầu dầu.
Nếu trong một môi trường như vậy, Ả Rập Xê Út quyết định làm như lời đe dọa, dầu sẽ giảm mạnh. Bất cứ ai cũng đoán được nó sẽ rớt xuống thấp đến mức nào, nhưng có thể nói một cách chắc rằng diễn biến như vậy sẽ khó có lợi cho bất kỳ ai, kể cả Ả Rập Saudi. Chắc chắn, họ có thể tăng cường xuất khẩu để làm suy yếu thị phần của Iraq, Nigeria và Angola ở Trung Quốc và Ấn Độ bằng cách giảm giá, nhưng nó sẽ không thể tiếp tục trong một thời gian dài. Vương quốc này đang phải đối phó với tình trạng thâm hụt ngân sách.
Saudi có thể làm điều đó trong một thời gian ngắn. Và rồi, Iraq, Nigeria và Angola có thể tiếp tục tuân thủ vì không thể làm gì khác để Ả Rập Xê Út ngừng làm như vậy. Và đó không phải là tất cả. Đầu tuần này, Bộ trưởng Năng lượng Nga cho biết không có cuộc thảo luận nào trong OPEC + để tiếp tục cắt giảm sâu sau khi hết tháng 7.
Theo thỏa thuận, việc cắt giảm sẽ được nới lỏng từ 9,7 triệu bpd xuống còn 7,7 triệu bpd sau khi hết thời gian gia hạn vào tháng 7. Nhưng vẫn chỉ mới đầu tháng 7 và có vấn đề với việc tuân thủ. Việc Ả Rập Xê Út có thể đề xuất gia hạn thêm là có khả năng vì giá dầu tiếp tục quá thấp đối với họ. Và rồi chúng ta sẽ có một diễn biến được ngóng đợi trong OPEC +, và nếu sự kiên nhẫn của Saudis mất đi thì có thể dẫn đến một cuộc chiến giá thứ hai.
Nguồn tin: xangdau.net