Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Saudi Arrabia và các nhà sản xuất Trung Đông giành giật xuất khẩu sang Trung Quốc

    Nhà xuất khẩu dầu mỏ hàng đầu thế giới Saudi Arabia đang tìm cách thức mới để bán dầu thô sang Trung Quốc, đưa ra nhiều hàng ở giá giao ngay và thêm các điều khoản thanh toán dễ dàng sau khi mất thị phần tại thị trường nhập khẩu dầu phát triển nhanh nhất thế giới này cho Angola, Nga và các nước khác.



Các nhà máy lọc dầu độc lập, được biết đến là teapot, đã làm thức tỉnh ngành dầu mỏ của Trung Quốc trong năm nay, chiếm hầu hết tăng trưởng nhập khẩu dầu thô của họ kể từ khi nhận giấy chứng nhận nhập khẩu lần đầu tiên vào gần cuối năm 2015.


Hầu hết nhu cầu mới này là dầu thô chất lượng cao lưu huỳnh thấp từ các nhà sản xuất bên ngoài OPEC, hay loại lưu huỳnh cao mà bán ở mức trù lùi với giá của Saudi Arabia, điều này gây khó khăn cho công ty dầu nhà nước Saudi Aramco duy trì thị phần.
Đang đối mặt với dư thừa dầu toàn cầu kéo dài và đang thất bại để tận dụng tăng trưởng nhu cầu của Trung Quốc, Saudi Arabia và các thành viên OPEC vùng vịnh đã đề nghị cắt giảm sản lượng của họ 4%.
Các nguồn tin trong ngành cho biết Aramco không thể duy trì mức sản lượng cao lâu dài trong bối cảnh giá dầu thấp.
Nhà phân tích Mike Tran tại RBC Capital cho biết “Saudi Arabia dịch chuyển cơ cấu và từ bỏ chiến lược ưu tiên thị phần vì nó đã chứng minh không hiệu quả. “Vương quốc này đã lãng phí thị phần tại Mỹ và Trung Quốc và đã không tăng vị trí của mình tại Ấn Độ”.
Các nước Trung Đông đã xuất khẩu sang Trung Quốc với tốc độ không bằng một nửa tốc độ của họ trong năm 2016, đóng góp thấp nhất kể từ năm 2012, kéo giảm bởi tăng trưởng 1% từ Saudi Arabia.


Các nhà máy lọc dầu teapot thay thế mua thêm dầu từ Angola – ít lưu huỳnh hơn so với hầu hết các loại của Trung Đông – và Venezuela nước đưa ra giá loại lưu huỳnh cao rẻ hơn.


Zhang Liucheng, phó chủ tịch tại Shandong Dongming Petrochemical, nhà máy lọc dầu độc lập lớn nhất Trung Quốc cho biết “hiện nay rất khó vì dầu thô nặng mà chúng tôi đang sử dụng là từ Venezuela, có lưu huỳnh rất cao vì vậy chúng tôi không thể bổ sung loại của Trung Đông vào hỗn hợp của chúng tôi”.


Nhu cầu của nhà máy teapot cùng với nhu cầu của các nhà máy lớn như Sinopec và PetroChina đã đẩy lượng nhập khẩu của Trung Quốc lên mức cao kỷ lục trong năm nay. Theo số liệu hải quan trong tháng 9, Trung Quốc vượt qua Mỹ thành nước nhập khẩu hàng đầu thế giới.


Hầu hết các nhà máy lọc dầu độc lập của Trung Quốc đã được thiết kế để xử lý dầu thô khoảng 1,5% lưu huỳnh. Các nhà máy lọc dầu này có thể mua dầu thô ở mức này hay thấp hơn hay loại dầu thô lưu huỳnh cao để pha trộn với loại khác.


Ví dụ Dongming tiếp nhận dầu thô Venezuela với lưu huỳnh 2,5 – 2,6% trong sự cạnh tranh với dầu thô từ Saudi Arabia, Kuwait và Iran.


Các nhà máy lọc dầu teapot cũng có xu hướng mua dầu từ các nước mà cung cấp điều khoảng giao hàng, khối lượng và thanh toán thuận tiện hơn từ các nhà cung cấp Trung Đông, người thường cố gắng khóa khách hàng vào các hợp đồng dài hạn.


Aramco đang cố gắng giữ mô hình dài hạn bằng các đàm phán bán khối lượng lớn cho một tổ chức các nhà máy lọc dầu độc lập tại Trung Quốc trong một hợp đồng thường niên. Tuy nhiên cho đến khi họ có thể chốt một hợp đồng, Aramco đang cho thấy sự linh hoạt trong việc bán dầu thô cho các nhà máy teapot, cung cấp các chuyến hàng nhỏ hơn cho các nhà máy lọc dầu dựa trên cơ sở giao ngay.


Để hỗ trợ cung cấp cho các khách hàng mới tại Trung Quốc, Aramco đang mở rộng hơn 30% công suất chứa dầu tại Okinawa phía nam Nhật Bản.


Công ty dầu nhà nước này bắt đầu chứa dầu thô tại Okinawa trong năm 2011, gửi tầu siêu chở dầu sang Nhật Bản và từ đó bán những lô hàng nhỏ hơn sang các khách hàng châu Á.


Trong tháng 4 năm nay, Aramco đã bán lô hàng đầu tiên dầu Arabia Heavy sang nhà máy lọc dầu độc lập của Trung Quốc từ Okinawa trong một chuyến hàng thử nghiệm.


Saudi Arabia cũng tìm cách tăng cường lưu trữ tại Trung Quốc, với hai nước ký kết một biên bản ghi nhớ để vấn đề này hồi đầu năm nay.


Saudi Arabia vẫn là nhà cung cấp lớn nhất sang Trung Quốc trong 9 tháng đầu năm nay, nhưng tính theo tháng họ chỉ giữ vị trí dẫn dầu 3 lần trong năm nay.


Nga và Angola hầu hết giữ vị trí dẫn đầu trong năm nay, với xuất khẩu dầu thô của họ sang Trung Quốc tăng tương ứng 25% và 18%.


Saudi Arabia đã bán sang Trung Quốc gấp đôi thành hơn 1 triệu thùng/ngày trong năm 2011 từ mức 500.000 thùng/ngày trong năm 2007 và đã tăng trưởng ít hơn kể từ đó.
Kuwait, Iraq và UAE cũng tìm cách bán thêm dầu cho các nhà máy teapot của Trung Quốc, nhưng cho đến nay chưa rõ được bao nhiêu giao dịch.

Nguồn tin: Vinanet

ĐỌC THÊM