Bộ trưởng Năng lượng của Saudi Arabia Khalid al-Falih và nhà đồng cấp Nga Alexander Novak được cho là sẽ đến Qatar vào cuối tuần này cho một cuộc họp đột xuất, theo các nguồn tin công nghiệp được trích dẫn bởi Reuters. Diễn đàn Các nước Xuất khẩu Gas (GECF) sẽ nhóm họp tại Doha, và mặc dù lãnh đạo dấu mặt Saudi Arabia của OPEC không phải là thành viên của diễn đàn khí đối thiên nhiên này, Algeria, Iran, Libya, Nigeria, Qatar, UAE, và Venezuela của OPEC là thành viên của GECF.
Theo các nguồn tin của Reuters, những người cho biết thông tin này với điều kiện giấu tên, Bộ trưởng Saudi dự kiến sẽ gặp các bộ trưởng OPEC khác, và có lẽ ông Novak của Nga, vào thứ Sáu này.
Một số người có thể xem đây là một cơ hội tốt cho Saudi kiểm tra tình hình một cách cẩn thận về lập trường của một số nhà sản xuất OPEX và Nga về về vấn đề đóng băng/cắt giảm sản xuất, mặc dù hầu hết các thành viên, bao gồm cả Iraq và Iran, đã khá lớn tiếng về lập trường của mình . Cuộc gặp này - một cuộc họp đột xuất – có thể là một dấu hiệu cho thấy mọi việc không tiến triển theo kế hoạch, và cần nhiều hơn nữa các cuộc thảo luận để đạt được một số đồng thuận.
Saudi Arabia - nhà sản xuất lớn nhất của OPEC – nước quá thường xuyên là một trong những thành viên cắt giảm cung, chỉ mới hôm qua đã nói rằng trong khoảng thời gian này, họ sẽ không cắt giảm, trừ khi có hành động hợp tác chung. Theo các nguồn tin OPEC, Saudi Arabia đã nói về các điều kiện cần phải được đáp ứng để một thỏa thuận có thể được thông qua và những điều kiện đó rất nghiêm ngặt, mà có lẽ nói về việc bán trái phiếu của vương quốc này đã diễn trong tháng trước, đem lại cho họ nhiều hơn một chút khả năng tồn tại so với trước khi vay tiền.
Tuy nhiên, lập trường cứng rắn của Saudi, mà có lẽ không bao giờ có nghĩa là sẽ được công bố vào thời điểm này và có thể được hiểu như một hình thức tối hậu thư, có một chút khó hiểu do Saudi Arabia vừa công bố sẽ cắt 266 tỷ USD trong các dự á - rõ ràng cho thấy nước này đang cảm thấy được sức ép của giá dầu thấp.
Các thuật ngữ của Saudi là: hành động tập thể, mỗi nhà sản xuất chia sẻ gánh nặng của việc cắt giảm một cách công bằng, số liệu sản xuất minh bạc dùng cho việc xác định điểm khởi đầu của cắt giảm/đóng băng, nghĩa là số liệu theo báo cáo của OPEC, và kỳ vọng rằng Iraq sẽ cắt giảm sản lượng.
Vì vậy, Iran có đang cảm thấy khủng hoảng đến mức độ như Saudi Arabia? Iraq cũng vậy? Chúng ta biết Venezuela đang khủng hoảng, và Angola không có đủ khả năng mua giấy vệ sinh cho các nhân viên công ty dầu nhà nước, nhưng Angola và Venezuela thực sự không nắm giữ vai trò kiểm soát sản xuất với sản lượng thấp hơn đáng kể so với Saudi Arabia, Iran,và Iraq.
Cuộc họp tuần này bên lề của diễn đàn Doha có thể là một vòng đàm phán không chính thức nữa của các cuộc đàm phán đối với ông Falih do bộ trưởng Saudi đang cố gắng để thúc đẩy chương trình nghị sự của vương quốc này và khiến các thành viên OPEC thấy được tầm quan trọng của đóng băng sản xuất. Chỉ cần Iran và Iraq thấy được tầm quan trong đến thề nào thì việc đóng băng này có thể sẽ quyết định số phận của thỏa thuận OPEC.
Mặc dù nó không chắc liệu ông Falih sẽ gặp nhà đồng cấp Iran Bijan Zanganeh hay không - và thậm chí không rõ liệu ông Zanganeh sẽ tham dự hay không - Bộ trưởng Saudi có thể có rất nhiều cơ hội để thảo luận về thỏa thuận có thể có, không chỉ với nhà đồng sản xuất của OPEC, mà còn với Nga, nước đang công khai chấp nhận cắt giảm, nếu và chỉ nếu các thành viên OPEC đạt được sự nhất trí. Và trong khi Nga được cho là sẽ tham gia với những điều kiện đó, họ không có vẻ như đang trong tình trạng eo hẹp như thành viên OPEC đang mắc kẹt.
Al-Falih vẫn còn có một con đường thực sự khó khăn phía trước, do Iran đang gia tăng sản lượng, và Iraq đang tìm mọi cách để được miễn trừ vì cho rằng mình đang trong cuộc chiến với Nhà nước Hồi giáo. Như nếu điều này là không đủ để phá vỡ thỏa thuận, Iraq và Iran đang tranh cãi về số liệu của
OPEC và đang tự dưa ra các con số cao hơn. Chưa kể đến nhà sản xuất ngoài OPEC, Nga, đã nói rằng mình có thể tham gia các nỗ lực để ổn định thị trường, tuy nhiên cũng như OPEC, đang cho thấy không có dấu hiệu dừng lại, và tiếp tục tăng sản lượng khai thác dầu của mình.
Chỉ còn hai tuần nữa là đến cuộc họp ngày 30/11, những thông tin về các nỗ lực ngoại giao nhằm để đạt được một thỏa thuận khả thi đã đẩy giá dầu thô tăng gần 6% hôm thứ Ba. WTI giao tháng 12 tăng 2,49usd tương đương 5,8% để chốt tại mức 45,81usd một thùng trên sàn giao dịch New York. Brent giao tháng 01 chốt tăng 2,52usd, hay 5,7%, lên mức 46,95usd một thùng trên sàn ICE London.
Theo Tamas Varga, nhà phân tích dầu mỏ tại hãng môi giới London PVM Oil Associates, nói rằng: "Các báo cáo về các nỗ lực ngoại giao của OPEC để đạt được một thỏa thuận đang hỗ trợ thị trường. Đà tăng giá này có thể kéo dài một thời gian ngắn nhưng về cơ bản bức tranh nguyên nhân cơ bản vẫn là giảm."
Nguồn: xangdau.net