Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Saudi Arabia ra sức ngoại giao để tác động đến thị trường dầu mỏ Trung Quốc, Ấn Độ: chuyên gia năng lượng

 

Omid Shokr nói rằng Saudi Arabia đang đóng vai trò ngoại giao tích cực với một số người tiêu thụ dầu Iran tại Trung Quốc và Ấn Độ để có thêm thị phần năng lượng.

Căng thẳng giữa Iran và Mỹ ở khu vực Vịnh Ba Tư đã dẫn đến các biện pháp gần đây của các quốc gia duyên hải vùng Vịnh Ba Tư dựa trên lợi ích quốc gia và chi phí và lợi ích của họ. Nếu xu hướng của các quốc gia hướng đến gần gũi hơn với Iran không chỉ là một chiến thuật ngắn hạn, điều này sẽ mở đường cho việc chấm dứt chiến tranh thảm khốc ở Yemen và tránh được sự tàn phá và tàn sát nhiều hơn.

Để làm sáng tỏ hơn về vấn đề này, chúng tôi đã thảo luận với Omid Shokri Kalehsar, một nhà phân tích an ninh năng lượng cho United World International có trụ sợ tại Washington.

Dưới đây là toàn văn cuộc phỏng vấn của chúng tôi với ông:

Có các báo cáo về các cuộc đàm phán của UAE và Saudi với Iran thay mặt cho Mỹ. Một số người nói rằng các báo cáo gần đây cho thấy Abu Dhabi và Saudi Arabia sẵn sàng đàm phán với Iran. Ông nghĩ gì về điều này?

Rõ ràng là sự ổn định và hòa bình có lợi cho tất cả các quốc gia trong khu vực, tất cả các nhà sản xuất năng lượng trong khu vực cần an ninh và ổn định để xuất khẩu thêm dầu khí vào thị trường năng lượng thế giới để có thêm lợi ích từ thị trường năng lượng. Iran và Saudi cần giải quyết các vấn đề trong quan hệ song phương, cần lưu ý rằng Iran và Saudi có xung đột lợi ích trong một số vấn đề khu vực như khủng hoảng Syria và Yemen, nhưng họ cũng có một số lợi ích chung như tương lai của OPEC, giá cả dầu mỏ, cả hai bên cần bắt đầu đàm phán và nếu Iran muốn có mối quan hệ tốt với PGCC thì nước này cần phải giải quyết mọi vấn đề với Saudi.

Sau lệnh cấm vận dầu mỏ Iran, một số người đã tuyên bố rằng nhu cầu thị trường chủ yếu được cung cấp bởi Aramco. Liệu Aramco có thể thay thế dầu Iran?

Các lệnh trừng phạt lên Iran có lợi cho tất cả các nhà sản xuất dầu như Nga, Saudi, Mỹ. Saudi đóng vai trò ngoại giao năng lượng tích cực với một số người tiêu dùng dầu mỏ của Iran như Ấn Độ, Trung Quốc, v.v.

Đầu tư vào cơ sở hạ tầng năng lượng của Ấn Độ và Trung Quốc tạo cơ hội cho Saudi tăng cường ảnh hưởng ở các quốc gia này và có thể làm giảm thị phần của các nhà xuất khẩu khác ở thị trường năng lượng Ấn Độ và Trung Quốc. Saudi Aramco trong kế hoạch đầu tư gần đây của mình đã đầu tư vào lĩnh vực dầu mỏ của Reliance với con số 75 tỷ USD. Đầu tư vào nhà máy lọc dầu là cơ hội tốt nhất để xuất khẩu thêm dầu của Saudi và các nhà máy lọc dầu Ấn Độ sẽ sử dụng dầu của Saudi thay vì dầu Iran.

Ông đánh giá tương lai của nền kinh tế Saudi như thế nào, dựa trên thực tế rằng nền kinh tế Saudi phụ thuộc rất nhiều vào dầu mỏ?

Chính quyền Saudi đã đưa ra kết luận rằng họ phải đầu tư nhiều hơn vào các dự án năng lượng tái tạo và thượng nguồn vào năm 2017, và theo giám đốc điều hành của Aramco, Amin Nasser, Saudi Aramco có kế hoạch đầu tư 300 tỷ USD vào các dự án dầu khí thượng nguồn trong mười năm tới. Chuyển đổi năng lượng sẽ đóng vai trò quan trọng trong tầm nhìn 2030 của Saudi nhưng Saudi cần thực hiện nhiều cải cách hơn để tiếp cận các mục tiêu tầm nhìn 2030.

Những điểm yếu kém về cấu trúc trong nền kinh tế Saudi có thể đe dọa triển vọng kinh tế của nước này là gì?

Có nhiều tranh luận về sự yếu kém trong cấu trúc của nền kinh tế Saudi. Dầu yếu hơn sẽ gây áp lực lên chi tiêu ở các nước có mức giá hòa vốn cao hơn. Điều này bao gồm Saudi Arabia, quốc gia có ngân sách năm 2019 dự kiến ​​tăng 20% ​​vốn đầu tư và tăng 7% tổng thể so với năm 2018. Có vẻ như mức giá hòa vốn của Sau đi vào khoảng 85 usd/thùng, cao hơn nhiều so với dự đoán của IMF là 73 đô la trong báo cáo Triển vọng Kinh tế Khu vực mới nhất. Tuy nhiên, mức nợ thấp của Saudi Arabia (khoảng 19% GDP) có nghĩa là nước này có thể tài trợ thâm hụt ngân sách lớn hơn nếu cần, mặc dù vẫn đang đặt mục tiêu cân bằng ngân sách vào năm 2023.

Nguồn: xangdau.net/MNA

ĐỌC THÊM