Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Saudi Arabia, Nga cam kết sự ổn định trên thị trường dầu mỏ

Saudi Arabia và Nga cam kết chắc chắn sẽ đạt được sự ổn định thị trường dầu mỏ và thúc đẩy tái cân bằng thị trường, bộ trưởng năng lượng của hai nước cho biết trong một tuyên bố chung hôm thứ Tư.

Bộ trưởng Năng lượng Saudi, Hoàng tử Abdulaziz Bin Salman và người đồng cấp Nga Alexander Novak đã có một cuộc điện đàm như một phần trong các cuộc tham vấn của cả hai về sự phát triển của thị trường dầu mỏ, bản tuyên bố cho biết.

“Chúng tôi cũng hài lòng với những dấu hiệu cải thiện gần đây về các chỉ số kinh tế và thị trường, đặc biệt là sự tăng trưởng của nhu cầu dầu mỏ và lo ngại về giới hạn lưu trữ giảm bớt khi các quốc gia khác nhau trên toàn cầu bắt đầu xuất hiện nới lỏng các biện pháp phong tỏa,” hai bộ trưởng nói.

Hai bên tuyên bố“tin tưởng rằng các đối tác của chúng tôi trong Opec + ... sẽ tuân thủ thỏa thuận Opec +.” Opec và các đồng minh của mình, một nhóm được gọi là Opec +, trong tháng trước đã đồng ý giảm sản lượng 9,7 triệu thùng/ngày trong tháng 5 và tháng 6, một mức cắt giảm sản lượng kỷ lục.

Saudi hôm thứ Hai cho biết họ sẽ tự nguyện tăng cường cắt giảm sản lượng dầu từ tháng 6 thêm 1 triệu thùng mỗi ngày, nói rằng mức giảm mới được thiết kế để đẩy nhanh tình trạng cạn kiệt nguồn cung thừa toàn cầu và cân bằng lại thị trường dầu.

Kuwait và UAE cũng tham gia vào nỗ lực của Saudi và cũng cam kết cắt giảm nhiều hơn mức cam kết của họ theo hiệp ước Opec + với tổng mức là 180.000 thùng/ngày.

Tuyên bố chung cho biết Novak hoan nghênh việc cắt giảm sản lượng đáng kể tự nguyện do Saudi thực hiện và các bước mà UAE và Kuwait đã thực hiện để hỗ trợ các nỗ lực của Saudi. Tuyên bố cho biết hành động như vậy là cần thiết để giúp thúc đẩy tái cân bằng thị trường dầu mỏ.

Các nhà sản xuất sẽ từ từ nới lỏng các hạn chế sản xuất theo thỏa thuận Opec + sau tháng 6, nhưng việc cắt giảm nguồn cung sẽ vẫn có hiệu lực cho đến tháng 4/2022.

Các nguồn tin nói với Reuters trong tuần này rằng OPEC và các đồng minh của họ muốn duy trì việc cắt giảm dầu hiện có sau tháng 6 thay vì thu hẹp quya mô cắt giảm để giúp vực dậy giá cả và nhu cầu, vốn bị tấn công mạnh mẽ bởi đã đại dịch coronavirus.

Trong khi đó, Opec hôm thứ Tư một lần nữa cắt giảm dự báo nhu cầu dầu toàn cầu trong năm nay vì sự bùng phát coronavirus gây ra suy thoái kinh tế toàn cầu, mặc dù họ cho biết việc cắt giảm nguồn cung kỷ lục của nhóm và các nhà sản xuất khác đã giúp tái cân bằng thị trường.

Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ Opec hiện dự kiến nhu cầu toàn cầu sẽ thu hẹp 9,07 triệu thùng mỗi ngày (bpd), tương đương 9,1%, trong năm 2020, theo báo cáo hàng tháng. Tháng trước, Opec dự kiến nhu cầu sẽ thu hẹp 6,85 triệu thùng/ngày.

Giá dầu đã sụp đổ trong năm 2020 với giá dầu Brent chạm mức thấp nhất trong 21 năm là 15,98 USD/thùng vào ngày 22/4.

Để giải quyết sự sụt giảm, Opec và các đồng minh đã đồng ý cắt giảm nguồn cung kỷ lục, trong khi Mỹ và các quốc gia khác cho biết họ sẽ bơm ít hơn. Opec cho biết những biện pháp này đã giúp ích.

“Các điều chỉnh cung nhanh chóng để giải quyết sự mất cân bằng hiện tại trên thị trường dầu mỏ toàn cầu đã bắt đầu cho thấy phản ứng tích cực, với việc tái cân bằng dự kiến sẽ tăng nhanh hơn trong các quý tới,” báo cáo của Opec cho biết.

Dầu đã phục hồi tới 30 USD một thùng từ mức thấp trong tháng trước và duy trì xu hướng tăng sau khi báo cáo phát hành.

Opec dự kiến trong quý này sẽ chứng kiến sự sụt giảm nhu cầu lớn nhất và hạ dự báo nhu cầu trong quý 2 là 5,4 triệu thùng/ngày. Opec cho hay là vẫn có những rủi ro đối với tiêu thụ ở Mỹ, Châu Âu và Hàn Quốc.

Opec đã hạ ước tính tăng trưởng kinh tế toàn cầu vào năm 2020, dự báo mức giảm 3,4% và cho biết cuộc khủng hoảng coronavirus “đã gây ra suy thoái kinh tế toàn cầu cũng như cú sốc nhu cầu dầu mỏ chưa từng thấy.” Hiệp ước cung đã được thông qua vào tháng trước liên quan đến OPEC, Nga và các đồng minh khác, một nhóm được gọi là Opec+. Nhóm này đã đồng ý cắt giảm sản lượng 9,7 triệu thùng/ngày trong tháng 5 và tháng 6, bắt đầu từ ngày 1/5.

Trong báo cáo của mình, Opec cho biết sản lượng dầu của họ trong tháng 4 đã tăng, do một số quốc gia đã đẩy mạnh sản xuất sau sự sụp đổ của một thỏa thuận cung cấp Opec + trước đó vào ngày 6/3.

Opec đã tăng nguồn cung trong tháng 4 thêm 1,8 triệu thùng/ngày lên 30,41 triệu thùng/ngày, theo các nguồn tin gián tiếp được trích dẫn trong báo cáo của Opec, do nguồn cung bổ sung từ Saudi, UAE và Kuwait.

Saudi nói với Opec rằng họ đã bơm ở mức kỷ lục 12 triệu thùng/ngày.

Giá dầu đã giảm 2% trong phiên thứ Tư khi thị trường phớt lờ các kế hoạch cắt giảm sâu hơn của Opec+ do lo ngại về viễn cảnh nhu cầu trầm trọng thêm bởi làn sóng lây nhiễm coronavirus thứ hai có thể xảy ra khi các nước nới lỏng phong tỏa.

WTI tháng 6, chuẩn dầu thô Mỹ, đã giảm 49 cent, tương đương 1,9%, ở mức 25,29 USD/thùng. Brent giao tháng 7, chuẩn toàn cầu, giảm 79 cent, tương đương 2,6%, ở mức 29,19 USD/thùng.

Nguồn: xangdau.net

ĐỌC THÊM