NHỮNG ĐIỂM CHÍNH
Saudi Arabia được cho là đang đã thảo luận về việc bán dầu bằng các loại tiền tệ khác ngoài đô la nếu Mỹ thông qua luật chống OPEC.
Các nguồn tin nói với Reuters rằng Riyadh đã tuyên truyền đề xuất này trong nội bộ OPEC và đã đề cập đến các quan chức năng lượng của Mỹ.
Động thái này sẽ làm giảm bớt ảnh hưởng của Mỹ đối với thương mại toàn cầu và hệ thống tài chính quốc tế.
Đồng đô la Mỹ là đồng tiền thống trị trong giao dịch dầu mỏ, nhưng Saudi Arabia được cho là đang cân nhắc việc bán dầu thô của mình bằng các loại tiền tệ khác nếu các nhà lập pháp Mỹ thông qua dự luật chống OPEC.
Các cuộc thảo luận này, được báo cáo bởi Reuters, cho thấy Riyadh đang chuẩn bị một chiến lược để đối phó với việc thông qua Đạo luật No Oil Producing and Exporting Cartels Act, được gọi là NOPEC. Dự luật này đa phần được cho là sẽ ít có khả năng thành công, điều đó có nghĩa là động thái cách ly đồng đô la của Saudi khó có thể diễn ra.
Tuy nhiên, vương quốc này đã thảo luận về đề xuất này với các thành viên OPEC khác, hai nguồn tin nói với Reuters. Một nguồn tin khác cho biết Riyadh đã nói về vần đề này với các quan chức năng lượng của Mỹ.
Nếu Saudi thực hiện chiến lược này, nó sẽ làm giảm bớt ảnh hưởng của Mỹ đối với thị trường tài chính toàn cầu và khả năng Washington thực thi các biện pháp trừng phạt đối với các đối tượng nước ngoài. Nỗ lực nhằm làm giảm vai trò của đồng bạc xanh trong giao dịch dầu mỏ hiện nay vẫn khá hạn chế, nhưng kế hoạch của Saudi sẽ cung cấp động lực đáng kể cho những nỗ lực đó - và đại diện cho một cuộc lật đổ cho các nước như Nga và Trung Quốc.
Saudi Arabia là nhà xuất khẩu dầu lớn nhất thế giới, và tổng sản lượng dầu thô chỉ bị vượt qua nởi sản lượng của Mỹ và Nga. Vương quốc bơm đủ dầu để đáp ứng khoảng 10% nhu cầu toàn cầu, trong khi OPEC đáp ứng khoảng một phần ba lượng tiêu thụ toàn cầu.
“Người Saudi biết rằng họ có đồng đô la là lựa chọn hạt nhân,” một trong những nguồn tin nói với Reuters.
Đại sứ quán Saudi tại Washington đã không trả lời câu hỏi của CNBC. Bộ năng lượng Saudi và Bộ Năng lượng Mỹ đã không trả lời câu hỏi Reuters. Bộ Ngoại giao nói với Reuters rằng họ không bình luận về luật đang dự thảo.
Dự luật NOPEC sẽ sửa đổi luật pháp hiện hành của Mỹ cho phép Bộ Tư pháp kiện các quốc gia bên ngoài đang làm việc cùng nhau để hạn chế nguồn cung dầu và ảnh hưởng đến giá cả.
Điều đó thể hiện một mối đe dọa hiện hữu đối với OPEC. Nhóm 14 quốc gia sản xuất này điều tiết nguồn cung dầu toàn cầu bằng cách thiết đặt giới hạn sản xuất cho mỗi thành viên trong thời gian cung vượt cầu.
Sản lượng giới hạn thúc đẩy chi phí của dầu thô tăng lên. Do các quốc gia OPEC phụ thuộc vào nguồn thu từ dầu để cân bằng ngân sách của họ, nên ranh giới giữa cân bằng thị trường và lấp đầy kho bạc trong nước luôn mờ nhạt.
OPEC và một nhóm các đồng minh bên ngoài do Nga dẫn đầu hiện đang cố gắng duy trì cắt giảm 1,2 triệu thùng mỗi ngày ra ngoài thị trường trong nửa đầu năm 2018.
Trong khi một số bên liên quan - bao gồm nhiều công ty khoan dầu cảy Mỹ - tin rằng OPEC là tổ chức cần thiết để giữ cân bằng cung và cầu, thì những người khác nói rằng nhóm này tăng giá để làm giàu cho các thành viên của mình bằng chi phí của người tiêu dùng dầu. Quan điểm sau phổ biến với cả các nhà lập pháp của cả đảng Dân chủ và Cộng hòa, những người muốn giữ giá năng lượng thấp cho các cử tri của họ.
“Trong nhiều thập kỷ, Saudi Arabia đã được hưởng lợi từ việc kinh doanh nguồn cung cấp dầu giá rẻ khổng lồ của mình trên một thị trường không tự do được thống trị bởi OPEC với chi phí của Mỹ,” Robbie Diamond, chủ tịch và giám đốc điều hành Securing America’s Future Energy, một viên nghiên cứu chủ trương cắt giảm sự phụ thuộc của Mỹ vào dầu mỏ cho biết.
“Báo cáo này, nếu đúng, sẽ chỉ chứng minh thêm rằng Saudi Arabia đang sẵn sàng nỗ lực hết sức để bảo vệ lợi thế không công bằng của mình trên thị trường dầu mỏ toàn cầu,” ông Diamond cho biết trong một tuyên bố.
Nguồn: xangdau.net (theo CNBC)