Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Sản xuất dầu thô của Venezuela phải đối mặt với khó khăn mực dù Mỹ đã nới lệnh trừng phạt

Hoa Kỳ đã nới lỏng các lệnh trừng phạt đối với Venezuela sau một thỏa thuận bầu cử. Điều này diễn ra sau 4 năm trừng phạt đối với ngành dầu khí của nước này, làm hạn chế mức sản xuất và xuất khẩu của gã khổng lồ dầu mỏ Nam Mỹ. Bất chấp những hạn chế cứng rắn đối với ngành năng lượng, Venezuela vẫn tiếp tục sản xuất và xuất khẩu dầu thô bằng các kênh bí mật, nhưng đạt được thành công hạn chế. Các lệnh trừng phạt, tình trạng yếu kém của nền kinh tế và sự quản lý kém của ngành dầu mỏ đã dẫn đến những thất bại trong hoạt động khai thác, khiến nhiều mỏ dầu của Venezuela hoạt động kém hiệu quả. Vì vậy, liệu việc nới lỏng các lệnh trừng phạt đối với lĩnh vực năng lượng của Venezuela cuối cùng có thể xoay chuyển được ngành này hay không?

Chỉ vài thập kỷ trước, Venezuela đã sản xuất hơn 3 triệu thùng dầu mỗi ngày, trước khi nạn tham nhũng tràn lan và giá dầu lao dốc đã tàn phá ngành năng lượng nước này, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế. Thêm vào những thách thức đó, cựu Tổng thống Trump đã đưa ra các lệnh trừng phạt đối với dầu khí Venezuela sau lễ nhậm chức của Tổng thống Nicolas Maduro vào năm 2019.

Các lệnh trừng phạt đối với ngành dầu mỏ Venezuela đã khiến hoạt động sản xuất bị đình trệ, từ đó một số người cho rằng ngành này có thể không bao giờ phục hồi. Một số công ty dầu mỏ đã rút khỏi tập đoàn dầu mỏ lớn ở quốc gia Mỹ Latinh và nhiều hoạt động bị bỏ dở, không còn khả năng tài chính để duy trì. Tuy nhiên, khi Venezuela tìm cách cải cách nền kinh tế đang sụp đổ của mình và việc nới lỏng các lệnh trừng phạt ngày càng đến gần, dưới thời Tổng thống Biden, nước này bắt đầu xây dựng lại ngành công nghiệp dầu mỏ và quan hệ thương mại.

Kể từ năm 2021, Venezuela đã hợp tác với Iran, quốc gia cũng đang chịu các biện pháp trừng phạt của Hoa Kỳ đối với ngành dầu mỏ, để hỗ trợ lẫn nhau trong việc phát triển ngành năng lượng của hai nước. Hai bên đã hợp tác để phá vỡ các lệnh trừng phạt đối với ngành dầu khí của họ với sự hỗ trợ từ Trung Quốc, quốc gia đã mua năng lượng từ cả hai nước bằng cách sử dụng các tuyến đường thay thế và đội tàu ‘ngầm’ để vận chuyển dầu bị cấm vận. Venezuela đã đồng ý đổi dầu của mình lấy khí ngưng tụ của Iran, nguồn cung đang thiếu hụt và cần thiết để pha loãng dầu thô nặng của Venezuela. Vào tháng 5 năm 2022, Iran đã ký thỏa thuận với Venezuela để cải tạo nhà máy lọc dầu El Palito.

Petróleos de Venezuela (PDVSA) thuộc sở hữu nhà nước và các liên doanh của hãng đã xuất khẩu khoảng 616.540 thùng dầu thô và các sản phẩm tinh chế mỗi ngày vào năm 2022, giảm 2,5% so với năm 2021. Tuy nhiên, các cảng, mỏ dầu và nhà máy lọc dầu của Venezuela đang trong tình trạng cực kỳ tồi tệ. Hơn nữa, Nga đã trở thành đối thủ cạnh tranh lớn trong việc xuất khẩu sang Trung Quốc, với việc Putin cung cấp dầu thô với mức chiết khấu cao cho bất kỳ quốc gia nào mua nó, sau khi Mỹ và châu Âu áp các biện pháp trừng phạt đối với năng lượng của Nga.

Francisco Monaldi, chuyên gia năng lượng Mỹ Latinh tại Viện Baker thuộc Đại học Rice, cho biết: “Bất chấp sự giúp đỡ ngày càng tăng của Iran, sụt giảm xuất khẩu ròng là do sự đình trệ sản xuất và sự cạnh tranh ngày càng tăng của dầu Nga được xuất khẩu trên thị trường chợ đen Trung Quốc”.

Tuần trước, chính quyền Biden đã nới lỏng các lệnh trừng phạt đối với dầu mỏ của Venezuela để đáp lại thỏa thuận đạt được giữa chính phủ Venezuela và các đảng đối lập cho cuộc bầu cử tổng thống năm 2024. Theo đó, Bộ Tài chính Mỹ đã cấp giấy phép chung mới, cho phép sản xuất và xuất khẩu dầu thô sang các thị trường mà họ lựa chọn trong sáu tháng tới mà không có hạn chế nào. Tuy nhiên, thỏa thuận sẽ chỉ được duy trì nếu Tổng thống Maduro bắt đầu dỡ bỏ lệnh cấm đối với các ứng cử viên tổng thống đối lập, cũng như thả tù nhân và các công dân Mỹ “bị bắt giữ trái phép”.

Mỹ quyết định nới lỏng các biện pháp trừng phạt để thúc đẩy sản lượng dầu toàn cầu và giảm giá dầu cao do các lệnh trừng phạt đối với Nga và các quyết định cắt giảm sản lượng của OPEC+ ở các quốc gia thành viên. Điều đó có nghĩa là ngành dầu mỏ Venezuela một lần nữa mở cửa cho đầu tư nước ngoài. Điều này có thể khiến hàng chục công ty dầu mỏ bị đóng băng hoặc giảm hoạt động ở Venezuela sẽ mở cửa trở lại.

Nhưng ngành dầu mỏ Venezuela đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi các lệnh trừng phạt trong nhiều năm và nền kinh tế suy thoái, có nghĩa là nước này khó có thể sớm bù đắp một cách hiệu quả việc cắt giảm của OPEC+. Có sẽ ép mạnh buộc PDVSA phải nhanh chóng quay trở lại và cung cấp dầu với giá cạnh tranh cho thị trường. Năm nay, sản lượng dầu ở Venezuela đạt trung bình 780.000 thùng/ngày, cao hơn mức trung bình 716.000 thùng/ngày của năm 2022. Tuy nhiên, quốc gia Nam Mỹ này còn lâu mới đạt được mục tiêu sản lượng trung bình năm 2024 là 1,7 triệu thùng/ngày. Chỉ có một giàn khoan đang hoạt động ở Venezuela, so với hơn 80 giàn vào năm 2014, và phần lớn cơ sở hạ tầng của nước này đang ở trong tình trạng xuống cấp.

Để đạt được mục tiêu sản xuất, Venezuela sẽ cần khoản đầu tư đáng kể cho các giàn khoan mới, thay thế cơ sở hạ tầng mới cho các nhà máy lọc dầu, trạm dòng chảy và nâng cấp chất lượng dầu thô cũng như nguồn cung cấp điện đáng tin cậy. Đây sẽ không phải là điều dễ dàng khi xét tới những bất ổn mà các công ty phải đối mặt khi đầu tư vào Venezuela. Không có gì đảm bảo rằng Hoa Kỳ sẽ không áp dụng lại các biện pháp trừng phạt, với sự thành công của các khoản đầu tư vào lĩnh vực dầu mỏ của đất nước phần lớn dựa vào hành động của Tổng thống Maduro, người không sẵn lòng hợp tác với Mỹ trong quá khứ. Tuy nhiên, nếu các công ty dầu mỏ lớn sẵn sàng chấp nhận rủi ro và hoạt động trở lại ở Venezuela, mục tiêu tăng sản lượng có thể sẽ đạt được.

Nguồn tin: xangdau.net 

ĐỌC THÊM