Sản lượng dầu của Venezuela đã xuống mức thấp mới vào tháng trước, khi khủng hoảng kinh tế và các lệnh trừng phạt tiếp tục bóp nghẹt ngành này.
Sản lượng của Venezuela đã giảm 35.000 thùng/ngày trong tháng 5, xuống còn 741.000 thùng/ngày, theo nguồn tin thứ cấp của OPEC, mức thấp nhất trong khoảng nửa thế kỷ. Các vấn đề đối với Venezuela không phải là mới và rất lớn, và khi quốc gia này rơi vào bế tắc chính trị không có dấu hiệu thay đổi, thì sản xuất dầu của nước này có thể tiếp tục bị xói mòn.
Những người ủng hộ thay đổi chế độ đã hy vọng rằng với việc Tổng thống Nicolas Maduro rời bỏ chiếc ghế, Juan Guaidó mới nhậm chức sẽ dẫn đến một cuộc đại tu ngành dầu khí nước này. Guaidó thậm chí đã vạch ra các kế hoạch vào đầu năm nay bao gồm tư nhân hóa một phần lĩnh vực năng lượng, với hy vọng thu hút các công ty nước ngoài vào nước này. Nó sẽ là một sự thay đổi mạnh mẽ đối với Venezuela, một sự xóa nhòa kỷ nguyên của Chavez theo nhiều cách, nơi tập đoàn PDVSA thuộc sở hữu nhà nước đã điều khiển ngành dầu mỏ trong nhiều năm.
Venezuela có trữ lượng dầu lớn, lớn nhất thế giới, nhưng các mỏ dầu truyền thống đang suy giảm và các mỏ dầu nặng đòi hỏi khoản đầu tư lớn. Cơ sở hạ tầng bị tê liệt, PDVSA bị trống hụt cả về tài chính và về vốn nhân lực. Có rất ít hy vọng cho một sự xoay vòng.
Cuộc đảo chính thất bại vào cuối tháng 4, một nhiệm vụ hóa ra là liều lĩnh và thiếu chuẩn bị, khiến các nhà tài trợ người Mỹ cho Guaidó tựa bị vỡ mộng. Được biết chính quyền Trump đã nhận được sự đảm bảo rằng các phần tử hàng đầu của quân đội Venezuela đã sẵn sàng để đi cùng với cuộc đảo chính, nhưng khi chiến dịch có hiệu lực, thì hầu như không có ai từ quân đội hay lực lượng an ninh thực sự hành động.
Tổng thống Trump tin rằng cố vấn an ninh quốc gia John Bolton của ông đã “bị chơi”, theo bản tin mới từ Washington Post. Ông nghĩ rằng Bolton đã bị cả phe đối lập và Maduro chơi xỏ. Trump dường như đã “mắng mỏ” các nhân viên của mình sau khi cuộc đảo chính hóa ra là một sự thất bại. Tờ Washington Post cho rằng ông Trump “đang mất cả sự kiên nhẫn lẫn hứng thú với Venezuela”. Ông dường như đã từ bỏ và chuyển sang các vấn đề khác.
Trump cũng đã có một cuộc trò chuyện với Tổng thống Nga Vladimir Putin hồi tháng Năm, điều này dường như đã xoa dịu những lo ngại của ông về sự liên quan của Nga. “Tôi đã có một cuộc nói chuyện rất hay với Tổng thống Putin - có lẽ hơn một giờ”, ông Trump cho biết vào đầu tháng Năm. “Và chúng tôi đã nói về nhiều thứ. Venezuela là một trong những chủ đề. Và ông ấy không suy nghĩ chút nào để dính líu tới Venezuela, ngoài việc ông ấy muốn thấy điều gì đó tích cực xảy ra với Venezuela”.
Nga đang bước vào khoảng trống ở Venezuela khi chính quyền Trump chuyển hướng sang Iran. Rosneft đang ép sự nhượng bộ từ Venezuela đang bị khủng hoảng để thâm nhập thị trường khí đốt tự nhiên ngoài khơi với giá rẻ”, Bloomberg đưa tin. Rosneft sẽ được giảm thuế để sản xuất và xuất khẩu khí đốt từ một số mỏ ngoài khơi. Với rất ít nhà đầu tư khác, Venezuela đang trải thảm đỏ cho Rosneft.
“Trung Quốc đang rút lại những khoản đầu tư tài chính đầy rủi ro của mình”, Andrew Stanley, một đồng sự tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế, nói với Bloomberg. “Trong khi những người Nga, trong vài năm qua, họ đã đi theo hướng ngược lại, họ đã tăng gấp đôi và coi đây là một kế hoạch đầy cơ hội”.
Đồng thời, Chevron đang đối mặt với khả năng bị buộc phải rút lui. Chevron đã nhận được miễn trừ từ Bộ Tài chính Hoa Kỳ về các biện pháp trừng phạt, cho phép hãng này tiếp tục hoạt động ở nước này. Các hoạt động của Chevron được xem là rất quan trọng để giữ cho ngành công nghiệp dầu mỏ Venezuela tồn tại để một cái gì đó có thể được trao lại nguyên vẹn cho chính quyền Guaidó sắp tới. Khi các kế hoạch đó đã bị mắc cạn, thì các bước tiếp theo không rõ ràng.
Nếu Chevron không nhận được gia hạn miễn trừ sau khi hết hạn vào ngày 27 tháng 7, Chevron có thể bị buộc phải rời đi. Muhammed Ghulam, một nhà phân tích năng lượng tại Raymond James, cho biết, “nếu như Chevron rời đi, nước này gần như chắc chắn sẽ quốc hữu hóa cơ sở dầu mỏ của hãng. Maduro đang trong một cuộc đấu đá giành quyền lực. Ông ta cần tất cả tiền mặt và tài nguyên mà ông có thể có được”. Rõ ràng Chevron vẫn có thể nhận được sự gia hạn trong vài tuần tới, nhưng với việc Trump từ bỏ Venezuela, tầm quan trọng địa chính trị của hãng dầu lớn này ở Venezuela đã giảm đi rất nhiều.
Trong bất cứ tình huống nào, sự quan tâm suy giảm từ Washington là tin xấu đối với Guaidó, người có thể bị bỏ rơi. Nó cũng là tin xấu cho ngành dầu khí Venezuela, sẽ tiếp tục sụp đổ giữa cuộc khủng hoảng kinh tế, tài chính và chính trị lịch sử, cũng như từ sự ngạt thở do lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ.
Trong khi đó, cuộc khủng hoảng tị nạn ở Venezuela tiếp tục diễn biến tồi tệ hơn. Sự bế tắc chính trị gần như cho thấy có rất ít hy vọng về một giải pháp nào trong tương lai gần.
Nguồn tin: xangdau.net