Sản xuất dầu mỏ tăng ở Libya và Nigeria đe doạ hiệp ước cắt giảm sản lượng của OPEC, nhưng các cuộc xung đột kéo dài có thể duy trì các thùng dầu này tiếp tục ở ngoài thị trường.
Cả hai thành viên OPEC này đều được miễn trừ tham giab hiệp ước giảm 1,2 triệu thùng mỗi ngày ra khỏi thị trường dầu trong 6 tháng đầu năm nay.
Sản xuất dầu mỏ tăng ở Libya và Nigeria đang tăng cường mối quan ngại về khả năng thúc đẩy giá dầu của OPEC, nhưng xung đột ở hai quốc gia này vẫn có thể tiếp tục giới hạn sản xuất của 2 nước.
Cả hai thành viên OPEC đều được miễn trừ tham gia hiệp ước loại bỏ 1,2 triệu thùng mỗi ngày ra khỏi thị trường dầu trong 6 tháng đầu năm nay. Nhưng với OPEC sẵn sàng gia hạn thỏa thuận ít nhất là cho đến hết năm 2017, các cuộc xung đột khiến cho nguồn cung Libya và Nigerian nằm ngoài thị trường dường như đang nới lỏng.
Sản lượng của Libya đã tăng lên 800.000 thùng/ngày, lần đầu tiên kể từ năm 2014, khi cuộc nội chiến thứ hai bùng nổ, Tập đoàn Dầu khí quốc gia National Oil Corp. cho hay vào tuần trước. Trong khi đó, Nigeria đang khôi phục lại cơ sở hạ tầng bị phá hủy trong các cuộc tấn công đã làm giảm sản lượng của nước này trong năm ngoái.
Goldman Sachs cho biết sản lượng tăng của Libya và Nigeria là một yếu tố giới hạn đà tăng của giá dầu, ngay cả khi các nhà sản xuất hàng đầu Saudi Arabia và Nga đẩy mạnh việc cắt giảm sản lượng của OPEC đến năm 2018.
"Mặc dù chúng tôi vẫn thận trọng trong sự phục hồi sản xuất như vậy do sự các căng thẳng nội bộ vẫn đang diễn ra, những khối lượng kết hợp này có thể bù đắp phần lớn lợi ích của việc gia hạn cắt giảm", ngân hàng này cho biết trong một báo cáo nghiên cứu.
Cơ quan Năng lượng Quốc tế IEA, một nhà tư vấn về năng lượng ở Paris, đưa ra một cảnh báo tương tự hôm thứ Ba, nói rằng "bất kỳ sự gia tăng đáng kể nào" trong sản xuất ở Libya và Nigeria "rõ ràng sẽ bù đắp cho mức cắt giảm của các nước OPEC khác và các nhà sản xuất bên ngoài OPEC."
Lybia: Đàm phán, nhưng không hòa bình
Triển vọng cho nguồn cung của Libya được cải thiện trong tháng này sau khi nhà lãnh đạo của chính phủ được quốc tế công nhận và một chỉ huy đối địch đang kiểm soát vùng đông bắc của đất nước này đã gặp nhau để phác thảo một thỏa thuận chia sẻ quyền lực.
Trong một dấu hiệu tích cực, Ai Cập dường như đã thúc đẩy đồng minh của mình là tướng Khalifa Haftar đến gặp Thủ tướng Fayez al Sarraj được LHQ ủng hộ. Điều này cho thấy Cairo đang cam kết thúc đẩy sự ổn định của quốc gia láng giềng này, kể cả nếu đó là một giải pháp buộc Haftar phải nhượng bộ, Eurasia Group cho biết trong một cuộc họp báo.
Tuy nhiên, công ty tư vấn rủi ro này tin rằng sẽ khó khăn trong việc đảm bảo một thỏa thuận hòa bình kéo dài trong sáu tháng tới. Một cuộc tranh cãi quyết liệt về vai trò của Haftar trong tương lai chính trị của Libya là một trở ngại. Tiến trình cũng đang bị cản trở bởi những nỗ lực ngoại giao thất bại của các đố thủ quốc tế và các tranh chấp trong sứ mệnh của Liên hợp quốc tại Libya, Eurasia Group cho biết.
Kết quả là, công ty này dự báo xuất khẩu dầu sẽ dao động từ 500.000 đến 700.000 thùng mỗi ngày cho phần còn lại của năm 2017. Trong khi công ty của Haftar nắm giữ nguồn cung dầu ở khu vực phía đông của Libya sẽ hạn chế nguy cơ sản lượng sẽ giảm mạnh, các vấn đề tài chính và thiếu hụt lực lượng công nhân nước ngoài tại Tập đoàn Dầu khí Quốc gia National Oil Corp. sẽ hạn chế đà tăng sản lượng, Eurasia Group kết luận.
RBC Capital Markets tin rằng rủi ro về mặt địa chính trị vẫn còn cao ở Libya, một phần do Nhà nước Hồi giáo coi nước này như là một lựa chọn dự phòng khi nhóm chiến binh này mất acc1 khu vực lạnh thổ ở Syria và Iraq. CIA cho biết năm ngoái ISIS có 6.000 đến 8.000 chiến binh ở Libya.
Các tay súng bí ẩn của Nigeria trở nên im ắng
Ở Nigeria, một đợt tấn công vào cơ sở hạ tầng dầu mỏ được nhận trách nhiệm bởi một nhóm bí mật được gọi là Niger Delta Avengers đã ngừng lại, cho phép các đường ống dẫn dầu bắt đầu bơm dầu thô trở lại.
Tuy nhiên, hòa bình vẫn rất mong manh mặc theo cảnh báo của ông Manji Cheto, phó chủ tịch cao cấp khu vực Tây Phi tại hãng tư vấn Teneo Intelligence. Nó phụ thuộc phần lớn vào các cuộc thương lượng giữa các trưởng lão ở vùng đồng bằng giàu dầu mỏ phía nam và Phó Tổng thống Nigeria Yemi Osinbajo, một người miền nam lãnh đạo phái đoàn liên bang tới khu vực bị tàn phá và ô nhiễm.
Các chiến binh này, đòi hỏi một phần lớn hơn trong nguồn thu dầu mỏ của quốc gia cho người dân ở đồng bằng, giờ đây cảm thấy họ có tiếng nói ở thủ đô, Cheto nói. Đồng thời, phương pháp phi quân sự được sử dụng bởi Osinbajo, bao gồm các cam kết về tiền, đã làm giảm tình hình chiến tranh.
Tuy nhiên, Tổng thống Nigeria Muhammadu Buhari đã ở nước ngoài hầu như cả năm để điều trị bệnh không tiết lộ. Điều này tạo ra cơ hội chính trị cho những người không cảm thấy thoải mái với mối quan hệ tương đối gần gũi của tổng thống miền bắc với phó tổng thống của ông, Cheto nói. Điều này có thể làm suy yếu lòng tin của các chiến binh vào thủ đô đến mức Osinbajo đang bị gạt ra bên lề.
Trong trường hợp tồi tệ nhất của Cheto, một Buhari bệnh tật sẽ về hưu và các thân cận của ông đẩy Osinbajo ra đi, cắt đứt mối liên kết giữa các chiến binh với chính phủ và gây ra các cuộc tấn công mới vào cơ sở hạ tầng dầu.
"Tại thời điểm này sẽ rất khó khăn, nhưng không phải là không thể. Tôi không thể nhìn thấy một con đường dẫn đến kết quả đó, nhưng đây là Nigeria", bà nói.
RBC Capital Markets liệt kê Nigeria ở cấp độ nguy cơ địa chính trị cao nhất, do "tiềm năng cho một quá trình chuyển đổi chính trị hỗn loạn".
Miễn trừ vẫn tiếp tục?
Bất chấp những lo ngại về việc gia tăng nguồn cung dầu mỏ nhưng không có dấu hiệu cho thấy OPEC sẽ thúc ép Libya và Nigeria giới hạn khai thác khi nhóm gặp nhau vào tuần tới.
OPEC có thể tìm kiếm một mức giới hạn sản xuất như với Iran, cho phép tăng sản lượng đến một mức nhất định để nước này xây dựng lại ngành công nghiệp năng lượng của mình sau nhiều năm trừng phạt chế tài.
Bộ trưởng Dầu mỏ Nigeria cho biết vào tháng 1 rằng nước ông sẽ cân nhắc cắt giảm khi sản lượng một khi nước mình quay trở lại mức sản xuất 1,8 triệu thùng mỗi ngày, mặc dù ông không nói nó sẽ cắt giảm bao nhiêu.
Cheto nói: "Nó vẫn được xem là liệu có ý định chính trị đằng sau hay không. Rất nhiều sẽ phụ thuộc vào việc liệu Buhari có đồng ý hay không."
Nguồn: xangdau.net