Các biện pháp trừng phạt của Mỹ đã đẩy sản lượng dầu thô của Iran xuống dưới 3 triệu thùng/ngày trong tháng 11, nhưng tăng thêm 350.000 thùng/ngày từ Saudi Arabia và 130.000 thùng/ngày từ UAE - mức cao kỷ lục – đã duy trì sản xuất của OPEC không suy giảm, theo một cuộc khảo sát Platts dựa trên dữ liệu vận chuyển, các nhà phân tích và các quan chức ngành công nghiệp.
15 thành viên của OPEC đã sản xuất 33,08 triệu thùng/ngày trong tháng 11, tăng 40.000 thùng/ngày so với tháng 10, theo khảo sát. Đó là mức cao nhất kể từ tháng 7 năm 2017, thời điểm nguồn cung từ Cộng hòa Congo, đã gia nhập tổ chức vào tháng 6, không bao gồm.
Nhóm các nhà sản xuất sẽ họp vào thứ Năm tại Vienna cho cuộc đàm phán về cắt giảm sản lượng mới cho năm 2019, với 10 đối tác chính ngoài OPEC do Ngadẫn đát sẽ tham gia các cuộc đàm phán vào thứ Sáu.
Saudi Arabia, nhà sản xuất lớn nhất của OPEC, đã bơm được 11.02 triệu thùng/ngày trong tháng 11 – tăng hơn 1 triệu thùng/ngày so với mức tháng 5, thời điểm nước này bắt đầu tăng sản lượng dưới áp lực từ Mỹ để giữ giá dầu ở mức thấp. Đây là tháng thứ hai liên tiếp, vương quốc đã thiết lập mức sản xuất cao nhất mọi thời đại, theo số liệu điều tra.
Đồng minh thân cận của Saudi, trong khi đó, UAE cũng lập kỷ lục trong tháng thứ hai liên tiếp, tăng sản lượng lên 3,30 triệu thùng/ngày trong tháng 11, tăng 430.000 thùng/ngày từ tháng 5, khảo sát cho thấy.
Iran đã bị tác động 310.000 thùng/ngày trong tháng 11 xuống mức trung bình 2,98 triệu thùng/ngày trong tháng 11, khiến nước này đứng sau UAE để trở thành nhà sản xuất lớn thứ tư của OPEC. Đây là lần đầu tiên sản lượng của Iran giảm xuống dưới 3 triệu thùng/ngày kể từ tháng 1 năm 2016, khi các lệnh trừng phạt của Mỹ bị đình chỉ theo thỏa thuận hạt nhân.
Mỹ đã áp đặt các biện pháp trừng phạt vào ngày 5 tháng 11, mặc dù Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ban hành quyển miễn trừ cho tám quốc gia để tiếp tục mua dầu của Iran từ đầu tháng 5, khiến nhiều nhà phân tích kỳ vọng sản lượng của Iran sẽ tăng trở lại trong vài tháng tới.
Iraq, nhà sản xuất lớn thứ hai của OPEC, đã bơm 4,57 triệu thùng/ngày trong tháng 11. Đó là mức giảm 50.000 thùng/ngày từ tháng 10, bất chấp việc phục hồi xuất khẩu được liên bang kiểm soát thông qua đường ống dẫn của Chính phủ khu vực Kurdistan, do thời tiết xấu ảnh hưởng đến hoạt động bốc dỡ từ cảng phía nam của Basra.
Sản lượng của Venezuela đã giảm nhẹ xuống còn 1,17 triệu thùng/ngày trong tháng 11. Nước này đang phải gánh chịu nợ cao, siêu lạm phát và cơ sở hạ tầng đổ nát, đã khiến cho sản lượng sụt giảm mạnh 630.000 thùng/ngày trong vòng một năm và 900.000 thùng/ngày trong vòng hai năm.
Qatar, sản xuất 610.000 thùng/ngày trong tháng 11, đã thông báo hôm thứ Hai rằng họ sẽ rút khỏi OPEC, có hiệu lực từ tháng 1 năm 2019.
Nhìn chung, sự tuân thủ trong số 12 thành viên OPEC với hạn ngạch theo một thỏa thuận cắt giảm sản xuất có hiệu lực kể từ tháng 1 năm 2017 đã giảm xuống còn 109% trong tháng 11 từ 118% trong tháng 10.
Nguồn: xangdau.net