Sản lượng dầu thô từ OPEC đã giảm xuống mức thấp nhất trong bốn năm vào tháng trước, một cuộc khảo sát của Reuters cho biết, phần lớn là do sản lượng của Venezuela tiếp tục sụt giảm và sản lượng thấp hơn ở Iran do lệnh trừng phạt của Mỹ.
Việc cắt giảm sản lượng tự nguyện duy nhất góp phần vào sự suy giảm là Ả Rập Xê Út, tuân thủ quá mức hiệp ước OPEC + từ tháng 12 năm ngoái và một mức độ hạn chế tương tự giữa các nước láng giềng và đồng minh vùng Vịnh của Saudi.
Theo khảo sát, các thành viên OPEC đã sản xuất 30,23 triệu thùng/ngày trong tháng 4, giảm khiêm tốn 90.000 thùng/ngày so với tháng 3 nhưng thấp nhất kể từ tháng 4 năm 2015.
Sự kết hợp của ba yếu tố trên hồi đầu tháng này đã khiến giá dầu tăng đột biến, với Brent vượt 75 USD/thùng sau khi Mỹ tuyên bố sẽ không gia hạn miễn trừ đối với các khách hàng mua dầu lớn nhất của Iran. Tuy nhiên, hiệu quả của thông báo này chỉ tồn tại trong thời gian ngắn và nhận thức rằng trên thế giới có đủ dầu để lấp đầy khoảng trống cho dầu của Iran đã gây ra sức ép cho giá đủ nhanh, với Brent hiện giờ gần hơn với 71 USD/thùng và WTI xuống dưới 64 USD sau khi chạm mức cao hơn 65 đô la Mỹ một thùng.
Những lời cam đoan của Saudi và UAE rằng họ sẵn sàng đảo ngược việc cắt giảm sản lượng để bù đắp cho nguồn cung bị mất đã làm kìm hãm giá khi Iraq nói sẵn sàng tham gia cùng họ để ngưng việc cắt giảm.
Sản lượng dầu tăng của Mỹ cũng góp phần vào phản ứng hờ hững của thị trường đối với việc chấm dứt miễn trừ trừng phạt của Iran, và một báo cáo từ EIA rằng sản lượng thực sự đã giảm trong tháng 2, xuống trung bình 11,7 triệu thùng/ngày, trong tháng thứ hai liên tiếp, vào thời điểm đó, không làm thay đổi tâm lý thị trường áp đảo. Tâm lý này cũng được củng cố bởi tồn kho dầu thô của Mỹ ước tính tăng 6,8 triệu thùng bởi Viện Dầu khí Hoa Kỳ.
Nguồn tin: xangdau.net