Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Sản lượng dầu của OPEC trong tháng 9/2019 giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 2011


Sản lượng dầu của OPEC giảm xuống mức thấp nhất 8 năm trong tháng 9/2019 sau các cuộc tấn công vào nhà máy dầu của Saudi Arabia làm giảm sản lượng, tác động ngày càng sâu của hiệp ước nguồn cung và các lệnh trừng phạt của Mỹ với Iran và Venezuela.

Mười bốn thành viên OPEC đã bơm 28,9 triệu thùng/ngày trong tháng này, giảm 750.000 thùng/ngày so với số liệu trong tháng 8/2019 và là tháng có sản lượng thấp nhất kể từ năm 2011.

Cuộc tấn công ngày 14/9 vào 2 nhà máy dầu của Saudi Arabia khiến sản lượng giảm 5,7 triệu thùng/ngày và giá dầu tăng 20% lên 72 USD/thùng vào ngày 16/9/2019. Kể từ đó giá đã giảm xuống 61 USD/thùng, gần mức trước cuộc tấn công ngày, áp lực bởi việc khởi động sản lượng nhanh chóng và lo ngại về nhu cầu đang giảm.

OPEC, Nga và các nhà sản xuất dầu đồng minh khác gọi là OPEC+, hồi tháng 12/2018 đã đồng ý giảm sản lượng 1,2 triệu thùng/ngày từ đầu năm nay. Trong đó OPEC cắt giảm 800.000 thùng/ngày được phân bổ cho 11 nước thành viên, ngoại trừ Iran, Libya và Venezuela.

Mười một thành viên của OPEC bị giới hạn bởi thỏa thuận hiện kéo dài tới tháng 3/2020, đã dễ dàng vượt quá mức cắt giảm đã cam kết. Mức tuân thủ theo thỏa thuận là 218% trong tháng 9/2018, tăng từ 131% trong tháng 8/2019.

Hai trong số 3 nhà sản xuất được miễn trừ cũng bơm dầu ít hơn so với sản lượng trong tháng trước. Giảm nhiều nhất là Saudi Arabia, cung cấp 9,05 triệu thùng/ngày hay ít hơn 700.000 thùng/ngày so với tháng 8/2019.

Sự sụt giảm thậm chí còn thấp hơn nhưng công ty dầu nhà nước Aramco đang giải phóng dầu thô từ kho dự trữ để hạn chế sụt giảm. Các nguồn tin trong khảo sát dự kiến sản lượng của Saudi Arabia ở mức từ 8,5 tới 8,6 triệu thùng/ngày.

Trước cuộc tấn công trong tháng này, Saudi Arabia đã sẵn sàng hạn chế sản lượng nhiều hơn theo thỏa thuận cắt giảm nguồn cung của OPEC để hỗ trợ thị trường.

Sản lượng giảm tiếp tại Venezuela, nơi đang bị các lệnh trừng phạt của Mỹ với công ty dầu nhà nước PDVSA nhằm lật đổ Tổng thống Nicolas Maduro cũng như sự sụt giảm sản lượng kéo dài do thiếu đầu tư và bảo dưỡng.

PDVSA trong tháng này đã dừng việc pha trộn dầu thô và cắt giảm sản lượng để phản ứng với dự trữ dầu thô trong nước đang tăng trong khi các lệnh trừng phạt đã chứng tỏ sự răn đe với các khách hàng và nhà vận chuyển.

Khảo sát này cũng tìm ra một xu hướng trái chiều giữa Iraq và Nigeria, cả hai đã cam kết tăng mức tuân thủ của họ.

Iraq đã giảm xuất khẩu từ các cảng miền nam và miền bắc, nhưng Nigeria tăng nhẹ sản lượng và tiếp tục sản xuất cao hơn mục tiêu của OPEC.

Trong số các quốc gia nâng sản lượng, Libya đã sản xuất thêm vì đóng góp nhiều hơn từ mỏ El Sharara, mỏ dầu lớn nhất của quốc gia này, sau khi mất điện đã hạn chế sản lượng trong tháng 8/2019.

Sản lượng từ UAE thay đổi ít và tăng nhẹ tại Kuwait.

Sản lượng trong tháng 9/2019 là thấp nhất của OPEC kể từ năm 2011, khi cuộc nội chiến tại Libya gây sản lượng dầu của quốc gia này sụt giảm, không bao gồm sự thay đổi của các thành viên kể từ đó.

Cuộc khảo sát này nhằm theo dõi nguồn cung ra thị trường và được dựa vào số liệu vận chuyển được các nguồn khác cung cấp, số liệu từ Refinitiv Eikon và thông tin từ các công ty dầu mỏ, OPEC, công ty tư vấn.

Nguồn tin: vinanet.vn


ĐỌC THÊM