Khảo sát của Reuters cho thấy sản lượng dầu của OPEC phục hồi trong tháng 10/2019 từ mức thấp nhất 8 năm, do sản xuất của Saudi Arabia nhanh chóng phục hồi sau cuộc tấn công bù cho sản lượng sụt giảm của Ecuador và việc cắt giảm tự nguyện theo thỏa thuận nguồn cung.
Sản lượng của 14 quốc gia OPEC đạt 29,59 triệu thùng/ngày trong tháng 10/2019, tăng 690.000 thùng/ngày so với tháng liền trước (tháng có sản lượng thấp nhất kể từ năm 2011).
Dự kiến ban đầu sẽ phải mất vài tháng, sản lượng của Saudi Arabia phục hồi sau cuộc tấn công ngày 14/9/2019 chỉ mất vài tuần. Giá dầu đã giảm xuống 60 USD/thùng sau khi tăng vọt lên 72 USD/thùng ngay sau cuộc tấn công, và giới phân tích dự kiến vương quốc này tiếp tục nỗ lực hỗ trợ thị trường.
Carsten Fritsch, nhà phân tích tại Commerzbank nói “Saudi Arabia sẽ tăng cường cắt giảm sản lượng nếu cần thiết để giữ thị trường cân bằng và đảm bảo ít nhất giá ổn định”.
OPEC, Nga và các nhà sản xuất dầu đồng minh khác gọi là OPEC+ đang giảm sản lượng 1,2 triệu thùng từ ngày 1/1/2019. Trong đó OPEC cắt giảm khoảng 800.000 thùng/ngày được phân bổ cho 11 nước thành viên, ngoại trừ Iran, Libya và Venezuela.
Mười một thành viên OPEC bị ràng buộc bởi thỏa thuận này (kéo dài cho tới tháng 3/2020) đã dễ dàng vượt mức cắt giảm đã cam kết. Tuân thủ đã giảm xuống 140% trong tháng 10/2019 do sản lượng tăng tại Saudi Arabia, từ tuân thủ 222% trong tháng 9/2019.
Sản lượng của OPEC giảm nhiều nhất tại Ecuador, trong ngày 9/10 đã dừng bán dầu thô vì ít nhất 20 mỏ đã dừng hoạt động trong bối cảnh các cuộc biểu tình chống lại các biện pháp khắc khổ của chính phủ. Công ty dầu nhà nước Petroecuador đã khôi phục xuất khẩu dầu thô vào ngày 20/10.
Saudi Arabia đã sản xuất 9,9 triệu thùng/ngày, tăng 850.000 thùng/ngày so với tháng 9/2019. Trước cuộc tấn công trong tháng trước, Saudi Arabia đã hạn chế sản lượng nhiều hơn so với thỏa thuận nguồn cung để hỗ trợ thị trường. Quốc gia này vẫn bơm ít hơn thỏa thuận cắt giảm 400.000 thùng/ngày.
Venezuela đang chiến đấu với các lệnh trừng phạt của Mỹ và sụt giảm sản lượng trong dài hạn, đã tăng sản lượng. Việc lọc dầu trong nước khôi phục và xuất khẩu tăng trong tháng 10/2019.
Sản lượng tại 2 quốc gia được miễn trừ, Libya và Iran thay đổi ít.
UAE đã tăng xuất khẩu. Tuy nhiên sản lượng dầu chỉ tăng nhẹ trong tháng 10/2019.
Sau Ecuador, quốc gia có sản lượng giảm nhiều nhất trong OPEC là Iraq đã xuất khẩu dầu thô ít hơn từ các cảng miền bắc. Nhà sản xuất lớn thứ 2 của OPEC này đang tiếp tục vượt mục tiêu của OPEC.
Nigeria (liên tục bơn nhiều hơn so với mục tiêu của OPEC) đã tiếp tục bơm nhiều hơn trong tháng 10/2019. Mức độ tuân thủ của Nigeria đã cải thiện vì quốc gia này đã nhận mục tiêu cao hơn theo thỏa thuận, chi tiết được công khai đầu tháng này.
Sản lượng của OPEC trong tháng 9/2019 là thấp nhất kể từ năm 2011 (khi cuộc nội chiến của Libya khiến sản lượng của nước này sụt giảm) không bao gồm sự thay đổi thành viên diễn ra kể từ đó.
Khảo sát này nhằm theo dõi nguồn cung ra thị trường và dựa vào số liệu vận chuyển được cung cấp bởi các nguồn bên ngoài, số liệu của Refinitiv Eikon và thông tin cung cấp từ các công ty dầu mỏ, OPEC và công ty tư vấn.
Nguồn tin: vinanet.vn