Khảo sát của Reuters cho thấy sản lượng dầu của OPEC giảm trong tháng 12/2019 do Nigeria và Iraq tuân thủ chặt chẽ hơn với cam kết giảm sản lượng và nhà xuất khẩu hàng đầu thế giới Saudi Arabia cắt giảm thêm trước hiệp ước hạn chế sản lượng mới.
Trung bình, 14 quốc gia OPEC đã bơm 29,5 triệu thùng/ngày trong tháng trước, giảm 50.000 thùng/ngày so với tháng liền trước.
Giá dầu thô đã tăng trên 70 USD/thùng trong năm 2020, tiếp tục tăng 23% trong năm 2019, hỗ trợ bởi việc hạn chế sản lượng của OPEC+ và căng thẳng của Trung Đông đã tăng lên sau khi Mỹ sát hạ tướng Iran. Điều này làm tăng lo ngại về việc xung đột có thể tiếp tục cắt giảm nguồn cung.
OPEC, Nga và các đồng minh khác, gọi là OPEC+ đã đồng ý giảm nguồn cung 1,2 triệu thùng/ngày trong năm 2019, trong đó OPEC cắt giảm 800.000 thùng/ngày phân cho 11 nước thành viên, ngoại trừ Iran, Libya và Venezuela.
Tại cuộc họp trong tháng 12/2019, OPEC+ đã đồng ý thực hiện cắt giảm thêm 500.000 thùng/ngày bắt đầu từ 1/1/2020.
Mười một thành viên OPEC bị ràng buộc bởi thỏa thuận này dễ dàng cắt giảm vượt cam kết, phần lớn nhờ Saudi Arabia và các đồng minh vùng Vịnh cắt giảm nhiều hơn.
Khảo sát tháng 12/2019 cho thấy Nigeria và Iraq, cả hai chậm trễ thực hiện cắt giảm sản lượng trong năm 2019, đã đạt được một số tiến triển. Mức tuân thủ theo thỏa thuận tăng lên 158% trong tháng 12/2019 từ 153% trong tháng 11/2019.
Quốc gia giảm sản lượng lớn nhất trong OPEC là Nigeria giảm 80.000 thùng/ngày. Đa số sự sụt giảm này đến từ việc giảm xuất khẩu dầu thô Bonga, mà các thương nhân cho biết đang được bảo trì.
Hai nhà sản xuất hàng đầu OPEC là Saudi Arabia và Iraq, mỗi quốc gia giảm sản lượng 50.000 thùng/ngày. Điều này khiến nguồn cung của Saudi Arabia thấp hơn mục tiêu năm 2019 là 500.000 thùng/ngày. Mức tuân thủ của Iraq là 59%, thấp hơn nhiều Saudi Arabia nhưng tăng từ 23% trong tháng 11/2019.
UAE tiếp tục thực hiện cắt giảm tự nguyện trong tháng 12/2019, trong khi sản lượng của Kuwait ổn định.
Trong số các quốc gia bơm thêm dầu, tăng nhiều nhất là Angola tăng xuất khẩu sau khi bảo dưỡng ảnh hưởng tới dòng dầu thô Girassol.
Venezuela đang phải đương đầu với các lệnh trừng phạt của Mỹ áp đặt với công ty dầu mỏ PDVSA và sự sụt giảm sản lượng trong dài hạn, đã tăng nhẹ sản lượng đồng thời xuất khẩu tăng trong tháng 12/2019.
Sản lượng từ 2 quốc gia được miễn trừ khác Libya và Iran đã giảm.
Nguồn tin: vinanet.vn