Sản lượng dầu của Mỹ có thể tăng lên tới 14 triệu thùng dầu mỗi ngày vào năm 2020, Bộ trưởng Nội vụ Ryan Zinke nói với Fox Business hôm thứ Tư.
"Hiện nay chúng tôi là nhà sản xuất dầu và khí đốt lớn nhất trên hành tinh, đang cán qua mốc 11,2 triệu thùng/ngày, và trên đường tiến tới 14 triệu thùng/ngày," Bộ trưởng Zinke nói.
Tuy có một số trở ngại, chúng tôi phải có cơ sở hạ tầng, nhưng về phía sản xuất là tốt trong khả năng đi lên tới 14 triệu thùng/ngày, ông nói thêm.
Trong báo cáo Triển vọng Năng lượng Ngắn hạn tháng 10 (STEO), Cơ quan Thông tin Năng lượng (EIA) cho biết, sản lượng dầu thô của Mỹ đạt trung bình 11,1 triệu thùng/ngày trong tháng 9, tăng nhẹ so với sản lượng dầu tháng 8. EIA dự đoán sản lượng dầu thô của Mỹ sẽ đạt trung bình 10,7 triệu thùng/năm trong năm nay, tăng từ 9,4 triệu thùng/ngày của năm 2017. Sản lượng dầu của Mỹ sẽ đạt trung bình 11,8 triệu thùng/ngày vào năm 2019, ước tính mới nhất của EIA cho thấy.
Sản xuất của Hoa Kỳ đang và sẽ tiếp tục được thúc đẩy bởi các lưu vực đá phiến, đáng chú ý nhất là Permian, mặc dù hạn chế về năng lực đường ống đang làm chậm sự tăng trưởng và làm nới rộng chênh lệch giữa giá WTI và Brent.
Bảy khu vực đá phiến quan trọng dự kiến sẽ tăng sản lượng dầu trong tháng 11 lên thêm 98.000 thùng/ngày so với tháng 10 lên 7,714 triệu thùng/ngày, riêng một mình Permian tăng thêm 53.000 thùng/ngày vào tháng tới so với tháng này, theo dự báo của EIA.
Đối với xuất khẩu, xuất khẩu dầu thô của Mỹ có thể tăng lên 3,9 triệu thùng/ngày vào năm 2020, từ mức 2 triệu thùng/ngày hiện nay, chủ yếu nhờ sản lượng tăng ở Permian, tờ Houston Chronicle đưa tin vào đầu tháng này, S & P Global Platts dẫn một báo cáo.
Tuy nhiên, sản lượng của Permian đã vượt công suất đường ống về khả năng vận chuyển dầu thô đến Bờ Vịnh Texas. Các công ty điều hành đường ống đã lên kế hoạch và tiếp tục công bố kế hoạch cho nhiều dự án đường ống dẫn dầu trong khu vực này để vận chuyển dầu từ Permian đến Bờ Vịnh. Nhưng nhiều tuyến ống này sẽ không đi vào hoạt động trước cuối năm 2019 và 2020, tạo ra tình trạng tắc nghẽn trong dòng chảy của sản lượng dầu đang tăng đi tới Bờ Vịnh để xuất khẩu.
Nguồn tin: xangdau.net