Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Sản lượng dầu của Libya vượt quá một triệu thùng mỗi ngày

Libya đã lấy lại được đà phục hồi trên thị trường dầu sau khi sản lượng dầu và khí đốt của nước này đã vượt quá một triệu thùng mỗi ngày. Các quốc gia thành viên OPEC lo lắng việc tăng sản lượng của Libya có thể làm suy yếu những nỗ lực của tổ chức trong việc giảm cung dầu trên toàn cầu.

Mustafa Sanalla, Chủ tịch Tổng công ty Dầu mỏ quốc gia Libya, đã nghi ngờ khả năng sản xuất một triệu thùng dầu mỗi ngày của Libya vào tháng 8. Tuy nhiên, những người khác thì thấy sản lượng khổng lồ này có thể dễ dàng đạt được với những diễn biến đang diễn ra ở đất nước này. Tổng sản lượng dầu thô và khí đốt ở Libya đã vượt quá lần lượt 800.000 thùng và 250.000 thùng mỗi ngày.

Doanh nhân Husni Bey nói với Asharq Al-Awsat rằng sản lượng dầu thô-không tính khí đốt- ở Libya có thể vượt quá một triệu thùng trong vòng ba tháng trong trường hợp Tổng công ty Dầu quốc gia cung cấp ngân sách cần thiết. Ông nói thêm rằng tổng doanh thu và doanh số sản xuất cho thấy cả sản lượng dầu và khí đốt đã vượt quá con số triệu thùng.

Mỏ dầu El Sharara và Elephant đã hoạt động trở lại hoạt động sau khi tạm ngưng, góp phần làm tăng sản lượng dầu thô của Libya lên 800.000 thùng/ngày, đây là mức kỷ lục cao nhất kể từ năm 2014. Sản lượng trong tuần này tăng 30.000 thùng so với cùng kỳ .

Cả hai mỏ dầu này, với công suất sản xuất trên 360.000 thùng mỗi ngày, đã khôi phục hoạt động vào cuối tháng Tư sau khi tạm dừng vì các cuộc biểu tình. Mỏ dầu Al-Baida ở miền đông Libya cũng được hồi phục sau bốn năm ngưng trệ.

Người phát ngôn của Công ty Dầu mỏ Vịnh Ả Rập (AGOCO), hiện công suất đạt 10.000 thùng mỗi ngày. Omran al-Zwai, phát ngôn viên của AGOCO cho biết, trước khi tạm dừng hoạt động do điều kiện an ninh xấu, cấm vận được áp dụng đối với hàng nhập khẩu và cơ sở hạ tầng bị hư hỏng, sản lượng của Al-Baida đạt 14.000 thùng/ngày. Ông nói thêm rằng 60.000 thùng được sản xuất và hiện đang được bảo quản tại mỏ Al-Baida theo dự kiến sẽ được xuất khẩu. Zwai cho biết, AGOCO xuất khẩu dầu qua cảng Al Hariga và Zuwetina.

OPEC và các nhà sản xuất không phải thành viên đã cam kết giảm sản lượng khoảng 1,8 thùng mỗi ngày để hạn chế nguồn cung toàn cầu. Tuy nhiên, Libya và Nigeria đã được miễn trừ khỏi thỏa thuận cắt giảm của tổ chức này.

Về phần mình, ông Kamel Abdullah, chuyên gia về vấn đề Libya từ Trung tâm Nghiên cứu Chính trị và Chiến lược Al-Ahram đã nghi ngờ khả năng của Libya trong việc tăng sản lượng và duy trì ở mức hiện tại giữa tình trạng bất ổn và hỗn loạn bao trùm trên đất nước này. Ông khẳng định rằng sản lượng sẽ không tăng và sẽ không đạt tới một triệu thùng.

Abdullah nói với Asharq Al-Awsat: "Tổng công ty dầu mỏ quốc gia, Khalifa Haftar - lãnh đạo quân đội Libya (LNA) - Tổng thống Libya, và các thế lực khác nhau trong nước không có ảnh hưởng thực sự đối với các nhóm quân đang kiểm soát đường ống vận chuyển dầu thô. Ông dự báo những mỏ dầu đang hoạt động sẽ bị dừng lại lần nữa trong bối cảnh hỗn loạn và bế tắc chính trị. Các chuyên gia cho rằng rằng thực tế này đã được công nhận bởi OPEC ngay từ đầu, do đó, tổ chức đã miễn trừ cho Libya khỏi thỏa thuận.

Dầu đi kèm với sự cải tiến một phần trong nền kinh tế Libya, theo thỏa thuận với ngân hàng Pháp Societe General, người đã chi trả cho chính quyền Libya trên 1,1 tỷ USD để tránh thủ tục tư pháp đắt đỏ trong một cuộc xung đột kéo dài mà ngân hàng này phải đối mặt với Cơ quan Đầu tư Libya.

Nếu Libya khăng khăng đòi tăng sản lượng dầu mỏ hoặc duy trì nó, thì nó sẽ góp phần gây áp lực lên giá dầu. Danh sách các yếu tố gây ra áp lực này bao gồm: nhu cầu chậm, sản lượng dầu đá phiến tăng, và nguồn cung tăng.

Những áp lực ngày càng tăng này sẽ làm mất lòng tin của khách hàng đối với khả năng của OPEC trong việc đảm bảo sự ổn định của thị trường. Trong trường hợp này, OPEC có thể xem xét lại quyết định của họ về việc miễn trừ Libya ra khỏi thỏa thuận cắt giảm.

Nguồn tin: xangdau.net

ĐỌC THÊM