Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Sản lượng dầu của Iran ở mức thấp nhất kể từ những năm 1980

Sản xuất dầu của Iran đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ những năm 1980 khi toàn bộ các lệnh trừng phạt của Mỹ gây áp lực lên xuất khẩu, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho biết.

Hồi tháng 11, Mỹ đã tái áp đặt các lệnh trừng phạt đối với xuất khẩu dầu của Iran sau khi Tổng thống Donald Trump rút khỏi hiệp định năm 2015 nhằm kiềm chế chương trình hạt nhân của Tehran. Tám nền kinh tế, trong đó có Trung Quốc và Ấn Độ, đã được miễn trừ trong sáu tháng - đã hết hạn vào đầu tháng Năm.

Điều đó đã tác động rất lớn đến ngành công nghiệp năng lượng của Iran, với sản lượng giảm 210.000 thùng mỗi ngày trong tháng 5 xuống còn 2,4 triệu thùng/ngày, mức thấp nhất kể từ cuộc chiến tranh Iran-Iraq, IEA cho biết. Xuất khẩu giảm 480.000 thùng/ngày xuống còn 810.000 thùng/ngày - ít hơn một phần ba so với xuất khẩu một năm trước.

IEA cho biết các lệnh trừng phạt chưa cắt đứt hoàn toàn xuất khẩu dầu của Iran, nhưng đã làm giảm mạnh. Cơ quan này cho biết thêm rằng ngày càng khó khăn để xác định dầu Iran được vận chuyển đi đâu khi công ty dầu khí quốc gia Iran tắt hệ thống theo dõi vệ tinh trên tàu của họ.

Tin tức này được đưa ra khi cơ quan IEA có trụ sở tại Paris, nơi điều phối các chính sách năng lượng của các quốc gia công nghiệp, đã điều chỉnh giảm ước tính tăng trưởng nhu cầu toàn cầu năm 2019 xuống 100.000 thùng còn 1,2 triệu thùng/ngày, nhưng cho biết sẽ tăng lên 1,4 triệu thùng/năm vào năm 2020.

“Trọng tâm chính là nhu cầu dầu mỏ khi niềm tin kinh tế suy yếu. Các hậu quả đối với nhu cầu dầu đang trở nên rõ ràng,” theo IEA trong báo cáo dầu hàng tháng. “Triển vọng thương mại ngày càng tồi tệ là một chủ đề phổ biến trên tất cả các khu vực”.

Dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu giả định việc duy trì thuế quan của Mỹ và Trung Quốc đối với hàng hóa vào năm 2018, nhưng IEA cho biết họ đã không tính thêm thuế quan Mỹ công bố vào tháng Năm.

IEA cũng cho rằng sự tăng trưởng nhu cầu mờ nhạt trong nửa đầu năm là do sự chậm lại trong ngành hóa dầu ở Châu Âu, với  thời tiết ấm hơn ở bán cầu bắc, cộng với nhu cầu xăng và diesel của Mỹ chững lại.

Tăng trưởng nhu cầu có thể sẽ tăng lên tới 1,6 triệu thùng/ngày trong nửa cuối năm nay nhờ các biện pháp của chính phủ nhằm giảm thiểu tình trạng suy thoái kinh tế và tiêu dùng mạnh mẽ trong thế giới không phát triển.

“Các gói kích thích có khả năng hỗ trợ tăng trưởng trong ngắn hạn. Ngoài ra, các ngân hàng trung ương lớn đã ngừng hoặc chậm lại việc tăng lãi suất, điều này sẽ hỗ trợ tăng trưởng trong (nửa cuối năm 2019) và năm 2020”, IEA cho biết.

Các lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Iran và Venezuela, hiệp định cắt giảm sản lượng của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) cùng với các đồng minh của họ, nội chiến ở Libya và các cuộc tấn công vào tàu chở dầu ở Vịnh Oman chỉ làm tăng thêm sự không chắc chắn đối với nguồn cung, IEA cho biết. Nguồn cung đang tăng từ Mỹcũng như từ Brazil, Canada và Na Uy sẽ góp phần làm tăng nguồn cung ngoài OPEC với 1,9 triệu thùng/ngày trong năm nay và 2,3 triệu thùng/ngày vào năm 2020.

Báo cáo mới nhất hàng tháng của IEA đưa ra một ngày sau khi các cuộc tấn công vào hai tàu chở dầu ở Vịnh Oman, khiến giá dầu tăng vọt hơn 4%, đây là vụ tấn công thứ hai chỉ trong một tháng tại tuyến đường vận chuyển chiến lược.

Với khoảng 20% ​​lượng dầu thế giới trên thế giới đi qua eo biển Hormuz, sự gián đoạn trong vận chuyển có thể làm náo động thị trường.

Nguồn tin: xangdau.net/AFP 

ĐỌC THÊM