Ba quốc gia hiện đang chiếm gần 40% sản lượng dầu thô toàn cầu và chỉ một trong những nước này là thành viên của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ OPEC. Ba quốc gia này là Nga, Hoa Kỳ và Ả Rập Xê-út và khi tầm ảnh hưởng của họ đối với thị trường dầu mỏ gia tăng với tốc độ sản xuất cao hơn thì OPEC được dự kiến sẽ giảm, ít nhất là tạm thời.
Nhà báo John Kemp của Reuters đã lưu ý trong bài báo gần đây về chủ đề cái gọi là troika (nhóm tam hùng): cả ba quốc gia đều sản xuất 11 triệu thùng/ngày vào tháng 10, mức cao kỷ lục và nhiều hơn tổng sản lượng kết hợp của các thành viên còn lại trong OPEC. Và, theo OPEC, tình trạng này sẽ tiếp tục phát triển theo hướng không có lợi cho OPEC khi tổng sản lượng kết hợp của 3 nước tăng tới hơn 40% tổng sản lượng toàn cầu trong năm nay trong khi tỷ trọng của OPEC giảm xuống dưới 30%.
Mỗi một trong ba nhà sản xuất này có chính sách sản xuất dầu riêng của mình tương đối độc lập với các nhà sản xuất khác. Đúng thế, Ả rập Xê út và Nga đã và đang đứng về một đội trong hai năm qua ở một mức độ đáng kể bởi vì chiến lược cuộc chơi đã mang lại lợi ích cho nhau. Tuy nhiên, chúng ta đã thấy nhiều dấu hiệu rằng thời điểm mà lợi ích của hai bên bắt đầu rẽ lối thì mỗi bên có khả năng bỏ rơi đồng đội và theo đuổi những ưu tiên của riêng mình. Trong khi đó, Mỹ đã trở thành yếu tố chi phối lớn nhất bên ngoài OPEC + với sản lượng không ngừng gia tăng mà có thể đẩy nó lên vị trí dẫn đầu toàn cầu vào năm tới.
Sản lượng này sẽ chỉ tiếp tục tăng nếu OPEC bây giờ quyết định bắt đầu cắt giảm sản lượng một lần nữa để đẩy giá cao hơn, càng nhấn mạnh hơn nữa tầm quan trọng của Hoa Kỳ đối với thị trường dầu mỏ toàn cầu. Cho nên, liệu điều này có nghĩa là OPEC gần như đã chết rồi hay không? Trong thời gian này, thì hầu như là có. Hầu hết các thành viên của nhóm, như Kemp lưu ý, rơi vào một hoặc nhiều tình huống sau đây: “đang vật lộn dưới các lệnh trừng phạt, quản lý kém và bất ổn; quá nhỏ để thành vấn đề; đang tối đa hóa sản xuất thay vì tham gia vào các thỏa thuận kiểm soát đầu ra; hoặc đơn giản là căn chỉnh các chính sách sản lượng của mình với các chính sách của Saudi. ”
Tuy nhiên, tương lai vẫn không chắc chắn. Các nhà dự báo đáng kính nhất như Cơ quan Thông tin Năng lượng và Cơ quan Năng lượng Quốc tế lạc quan về sự tăng trưởng của nhu cầu dầu, nhưng những dự báo lạc quan này đi kèm với các điều kiện: IEA gần đây nhất đã nói trong báo cáo Triển vọng Năng lượng Thế giới của mình rằng các nhà sản xuất sẽ cần các khoản đầu tư mới vào sản xuất truyền thống một cách đáng kể để có thể đáp ứng nhu cầu này. Nếu không, Mỹ sẽ phải tăng sản lượng dầu đá phiến của mình lên tới 10 triệu thùng/ngày trong 7 năm tới năm 2025, đó là một mục tiêu táo bạo, thật không quá để nói như vậy.
Các thành viên OPEC là những ứng cử viên hiển nhiên cho một số sự tăng trưởng sản xuất này. Mặc dù có rất nhiều lo ngại về công suất dự phòng của nhóm vào đầu năm nay khi rõ trở nên ràng là việc cắt giảm cần được hủy bỏ để kiềm chế giá, nhưng một số thành viên, như Iraq và Libya, đang trên đà phát triển sản xuất của họ. Đúng vậy, sự tăng trưởng này có thể sẽ không được đến hơn một triệu thùng/ngày mà các nhà sản xuất Mỹ đã thêm vào trong năm qua, nhưng nó có thể là đáng kể trong trường hợp của Iraq, nếu các điều kiện chính trị và giá cả cho phép điều đó.
Hơn thế nữa, Venezuela và Iran không thể cứ trải qua mãi dưới sự trừng phạt. Nhưng, có một khả năng, tuy xa xôi tại thời điểm này, rằng hai nước này vào một lúc nào đó có thể đảo ngược sự suy giảm trong sản xuất mà họ đang trải qua hiện nay. Iran đã chứng minh rằng nó có thể tăng sản xuất lên khá nhanh nếu có cơ hội. Nói cách khác, tầm ảnh hưởng của OPEC đối với thị trường dầu mỏ có thể đang suy yếu nhưng có lẽ hãy còn quá sớm để chôn vùi OPEC mãi mãi.
Nguồn tin: xangdau.net