Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

S&P: Các nhà sản xuất vùng Vịnh sẽ giảm thâm hụt ngân sách khi giá dầu tăng

 

Các nhà sản xuất dầu ở vùng Vịnh Ả Rập được kỳ vọng là ​​sẽ cắt giảm tổng mức thâm hụt của chính phủ xuống còn khoảng 80 tỷ USD trong năm nay so với mức 143 tỷ USD của năm ngoái, nhờ giá dầu cao hơn, nền kinh tế mở cửa trở lại và củng cố tài chính, S&P Global Ratings cho biết trong một báo cáo hôm thứ Tư.

Tổng thâm hụt chính phủ của sáu thành viên Hội đồng Hợp tác Vùng Vịnh (GCC) —Bahrain, Kuwait, Oman, Qatar, Saudi Arabia và United Arab Emirates (UAE) —dự kiến ​​sẽ giảm xuống còn 5% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trong năm nay, so với mức thâm hụt 10% GDP vào năm 2020, theo hãng xếp hạng tín dụng.

Mặc dù kỳ vọng thâm hụt giảm so với cú sốc năm 2020, nhưng thâm hụt sẽ làm xấu hơn nữa bảng cân đối kế toán của các chính phủ trong hầu hết các trường hợp, S&P Global Ratings cho biết.

Nhiều nước GCC đã áp dụng các biện pháp thắt lưng buộc bụng vào năm ngoái để đối phó với cú sốc kép do giá dầu giảm và các hạn chế kinh tế do đại dịch. Chẳng hạn như, Ả Rập Xê-út, nền kinh tế GCC lớn nhất và xuất khẩu dầu hàng đầu thế giới, đã buộc phải thực hiện một số biện pháp thắt lưng buộc bụng không được ưa chuộng, bao gồm tăng gấp ba lần thuế giá trị gia tăng (VAT) và hủy bỏ cái gọi là phụ cấp sinh hoạt cho cán bộ công chức.

Theo ước tính của S&P Global Ratings, tổng thâm hụt của chính phủ trung ương GCC đã ít hơn vào năm ngoái so với đợt sụp đổ của giá dầu trước đó vào năm 2016, mặc dù giá dầu thô Brent trung bình là 42 USD/thùng vào năm ngoái so với mức trung bình 44 USD vào năm 2016, S&P Global Ratings cho biết.

Cơ quan xếp hạng lưu ý rằng nhiều quốc gia trong số các quốc gia GCC có sẵn thanh khoản bên ngoài để đối phó trong trường hợp các cú sốc bên ngoài.

Đầu tháng này, hãng Moody’s nói rằng Ả Rập Xê út có thể có thâm hụt ngân sách giảm xuống dưới 5% GDP trong năm nay nếu giá dầu trung bình là 60 USD/thùng.

Fitch Ratings cũng kỳ vọng các nước GCC sẽ thu hẹp đáng kể thâm hụt tài chính trong năm nay, với giả định giá dầu Brent trung bình là 58 USD/thùng và OPEC + nới lỏng việc cắt giảm sản lượng với mức tăng sản lượng 2,1 triệu thùng/ngày đã được công bố từ tháng 5 đến tháng 7.

“Tuy nhiên, thâm hụt tài chính sẽ vẫn ở mức cao, đặc biệt là ở Kuwait và Bahrain. Chúng tôi hy vọng chỉ có Abu Dhabi và Qatar là có thặng dư tài khóa”, Fitch cho biết vào tháng trước.

Nguồn tin: xangdau.net

ĐỌC THÊM