Khi thế giới đang đau đầu để kế thúc một năm 2020 tàn khốc, thì các nhà sản xuất dầu hiện đang đánh giá tác động lâu dài của đại dịch đến năm 2021 - và đặc biệt là hậu quả của việc phá hủy nhu cầu dầu đối với sự cân bằng toàn cầu. Thỏa thuận tại của nhóm OPEC + đã cứu thị trường thoát khỏi sự sụp đổ vào đầu năm nay, nhưng sau đó Covid-19 đã quay trở lại với làn sóng thứ hai. Rystad Energy tính toán, nếu sản lượng tăng như kế hoạch từ tháng 01, thế giới sẽ phải đối mặt với 200 triệu thùng dầu thừa mới cho đến tháng Năm. Nhóm OPEC + sẽ tranh luận về việc liệu có nên duy trì mức sản lượng dầu hiện đang bị cắt giảm đến năm 2021 hay tăng chúng theo kế hoạch thêm gần 2 triệu thùng mỗi ngày. Kế hoạch hiện tại đã được soạn thảo trong đợt đầu tiên của đại dịch và theo một dự báo lạc quan hơn về nhu cầu dầu cuối năm, hóa ra là quá cao vì đợt thứ hai của đại dịch đã dẫn đến những đợt phong tỏa mới trên toàn cầu.
Tính toán của Rystad Energy cho thấy nếu OPEC + không sửa đổi thỏa thuận hiện tại và tăng sản lượng, thế giới vào tháng 1 sẽ đối mặt với tình trạng thừa cung hàng tháng lớn nhất kể từ tháng Tư năm 2020 với thặng dư trung bình hàng ngày là 3,1 triệu thùng. Mức dầu thừa nhỏ hơn chắc chắn sẽ tiếp tục kéo dài đến tháng 5, tạo ra tổng thừa cung sẽ vượt 200 triệu thùng trong 5 tháng đầu năm 2021, trước khi bắt đầu giảm từ tháng 6.
Mô hình hóa quyết định có thể xảy ra của OPEC + là trì hoãn việc tăng sản lượng, Rystad Energy cũng đã tính toán ảnh hưởng đến cân bằng dầu toàn cầu của các kịch bản gia hạn 3 tháng và 6 tháng.
Nếu OPEC + trì hoãn việc tăng sản lượng theo kế hoạch thêm 3 tháng từ tháng 01, chúng ta sẽ vẫn thấy dư cung hàng tháng liên tục cho đến hết tháng 5, nhưng tổng quy mô sẽ được giới hạn ở khoảng 115 triệu thùng. Tuy nhiên, nếu OPEC + thực hiện lời kêu gọi dũng cảm để kéo dài hiện trạng cắt giảm thêm sáu tháng, thì thừa cung sẽ kết thúc sau tháng Ba, để lại lượng dầu thừa ba tháng nhỏ hơn, chỉ 90 triệu thùng, số dầu này sẽ bị xóa sổ vào cuối tháng Sáu do tình trạng thiếu hụt cung đến từ tháng Tư.
“Chúng tôi tin rằng việc giữ nguyên thỏa thuận hiện tại - vốn kêu gọi tăng sản lượng mục tiêu thêm 1,9 triệu thùng/ngày từ tháng 1 năm 2021 - có thể khiến giá dầu Brent giảm xuống 40 USD/thùng hoặc thấp hơn. Việc gia hạn ba tháng sẽ chỉ mang lại sự hỗ trợ nhỏ cho giá, nhưng sẽ giúp thiết lập mức 50 USD như một mức sàn vững chắc hơn, trong khi gia hạn sáu tháng có thể giúp làm giảm đáng kể lượng dầu thừa và đẩy giá vào khoảng giữa của phạm vi 50", Bjornar Tonhaugen, Giám đốc Thị trường Dầu tại Rystad Energy, nhận định.
Theo một cách nào đó, OPEC + đã rơi vào tình trạng bế tắc trong việc gia hạn cắt giảm hiện tại trong một thời gian vào năm 2021 và có thể biết rằng họ sẽ bị thị trường trừng phạt nếu không làm như vậy, Tonhaugen cho biết thêm.
Quỹ đạo phục hồi nhu cầu dầu là sự cân nhắc quan trọng nhất của OPEC + khi tổ chức này tranh luận về việc liệu có nên điều chỉnh nguồn cung của mình hay không. Chúng tôi nghĩ rằng làn sóng lây nhiễm Covid-19 thứ hai sẽ tiếp tục tăng mạnh cho đến cuối năm 2020 và ảnh hưởng đến nhu cầu dầu mỏ vào năm 2021, gây ra sự phục hồi chậm. Hiện tại, chúng tôi dự báo tổng nhu cầu sẽ không vượt quá 93 triệu thùng/ngày trước cuối năm 2020.
Nếu OPEC + gia hạn cắt giảm, người được lợi lớn nhất tất nhiên sẽ là đá phiến. Vài tháng qua đã chứng minh rằng Brent ở mức 40 đô la là đủ để làm chậm triển vọng tăng trưởng sản lượng dầu đá phiến Mỹ, nhưng đồng thời, rõ ràng mức đó không phải là môi trường giá đủ cao để cho phép người chơi phát triển, bằng chứng là gia tăng hoạt động hợp nhất và phá sản.
“Sự phá vỡ thỏa thuận OPEC + vào tháng 3 năm 2020, khi các bên tham gia không đồng ý về việc cắt giảm thêm 1,5 triệu thùng/ngày, đã gây ra sự sụp đổ hoàn toàn cho giá dầu với mức giảm 10 USD/thùng từ lúc quyết định này được công khai cho đến khi thị trường mở cửa vào thứ Hai sau đó. Tất nhiên đây là những tình huống đặc biệt, nhưng một cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm từ OPEC + trong tuần này chắc chắn sẽ đè bẹp giá dầu, mặc dù lần này có lẽ ở mức độ nhẹ hơn", Tonhaugen kết luận.
Lưu ý: Có điều ngược lại với các dự báo nêu trên, đặc biệt là trong quý 2 năm 2021, vì mục đích của các tính toán ở trên, Rystad Energy chưa đưa vào bất kỳ tác động tích cực nào của vắc xin đối với nhu cầu dầu trong nửa đầu năm 2021. Nguyên nhân là do việc triển khai các chiến dịch tiêm chủng vẫn chưa chắc chắn do phải có phê duyệt theo quy định. Rystad Energy cũng kỳ vọng rằng những người đầu tiên được tiêm chủng sẽ là các chuyên gia chăm sóc sức khỏe và các nhóm người cao tuổi trên toàn cầu. Giả định của chúng tôi là việc triển khai chậm và từ từ sẽ mất thời gian trước khi dẫn đến dỡ bỏ lệnh phong tỏa và thay đổi hành vi trong dân số trên quy mô rộng hơn.
Nguồn tin: xangdau.net/Rystad Energy