Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Romania thách thức vị thế dầu khí Nga?

Romania có trữ lượng dầu mỏ và khí đốt khổng lồ, nhưng chưa thể sớm nổi lên thành đối trọng đủ lớn để thách thức vị thế Nga. 

Ngôi sao tương lai

Romania là quốc gia nghèo nhất liên minh châu Âu EU, nằm sát bờ Biển Đen. Quốc gia này sở hữu một trữ lượng lớn dầu mỏ và khí đốt chưa khai thác trong vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia tại Biển Đen.

Theo nhiều chuyên gia nhận định, trữ lượng chưa được khai thác này rơi vào 170 - 200 tỷ m3 khí đốt. Ngoài ra, những mỏ khí đốt đã được khai thác giúp Romania sản xuất khoảng 10,5 tỷ m3 mỗi năm, trong khi nhu cầu tiêu thụ trong nước khoảng 11 tỷ m3.

Quốc gia này đã tự chủ động được nguồn cung năng lượng cho mình và thoát hoàn toàn khỏi sự phụ thuộc vào nguồn cung từ Nga, khác với các thành viên khác trong EU.

Đáng chú ý, nhiều chuyên gia cho rằng những mỏ khí và dầu quý giá của Romania nếu được khai thác hết công suất sẽ đủ sức đưa quốc gia này thành một đối trọng với Nga trong thị trường năng lượng, trở thành một nguồn cung chủ đạo để phục vụ thị trường giàu có EU.

Dàn khoan của Romania tại Biển Đen

Thậm chí, nhiều "ông lớn" trong ngành năng lượng quốc tế đã có mặt tại Romania và đưa ra các hợp đồng béo bở để cùng khai thác nguồn tài nguyên quý giá còn chưa được động tới này.

Trong đó có ExxonMobil của Mỹ hay OMV Petrom của Australia.

Nga chưa lo lắng về Romania

Tuy có rất nhiều tiềm năng để vươn lên, nhưng vẫn còn nhiều vấn đề khiến Nga không cần phải lo ngại vị thế độc tôn của mình trong thị trường EU bị ảnh hưởng.

Thứ nhất, khoảng cách giữa tiềm năng và thực tế của Romania còn rất xa. Theo Giám đốc điều hành của Black Sea Oil & Gas, ông Mark Beacom cho rằng tiềm năng của Romania là rất lớn, nhưng để khai thác được sẽ mất thời gian khá dài.

Trước hết, các mỏ đã được thăm dò chỉ có thể đi vào khai thác khoảng năm 2040. Như vậy, hai thập kỷ tiếp theo, Nga gần như độc quyền thị trường năng lượng tại châu Âu và chưa có đối thủ xứng tầm.

Thứ hai, vấn đề cạnh tranh tại Romania đang rất phức tạp và dễ dẫn đến nhiều hệ lụy. Ông Beacom cho rằng viễn cảnh Romania trở thành "ông lớn" trong khu vực châu Âu, cạnh tranh trực tiếp với Nga sẽ mang lại nhưng nguy cơ về địa chính trị trong khu vực này.

Đáng chú ý, Biển Đen gần như lâu nay đã được coi là độc quyền của Nga và Moscow khó nhả miếng bánh màu mỡ này cho một bên khác mà họ không có lợi ích.

Dù hiện tại, các công ty của Mỹ đã có mặt tại Romania để hợp tác thăm dò và khai thác khí đốt, dầu mỏ tại quốc gia này. Đây được cho là một động thái đánh dấu, giữ chỗ rất nhanh của các nhà tài phiệt nước Mỹ.

Hệ thống đường ống dẫn dầu của Romania

Tuy nhiên, không phải một mình doanh nhân Mỹ nhìn thấy những nguồn lợi kinh tế từ Romania. Cuối năm 2017, Prospex Oil & Gas, một trong những tập đoàn lớn nhất nước Anh về năng lượng đã đặt chân đến một trong những mỏ khí tự nhiên lớn nhất vùng Bainet (Romania), ngay sát biên giới với Ukraine.

Giếng khoan thẩm lượng được Prospex Oil & Gas thực hiện tới độ sâu 600m, cho biết lưu lượng khí tự nhiên là 33 nghìn m3/ngày, có hàm lượng khí mê-tan trên 99%.

Tập đoàn năng lượng của Anh này rất quan tâm đến các mỏ dầu và khí đốt trên đất liền ở Đông Âu, đặc biệt là Romania. Giữa năm 2017 đánh dấu sự bành trướng của Prospex Oil & Gas trên thị trường Romania khi tập đoàn này mua lại một loạt quyền sở hữu của các công ty năng lượng khác tại quốc gia này.

Ngoài ra, một số tập đoàn khổng lồ của châu Âu cũng đã vươn đến Romania thông qua các bản hợp đồng tài trợ, hỗ trợ thăm dò khai thác năng lượng, trong đó phải kể đến Total của Pháp.

Đáng chú ý hơn, thậm chí Gazprom, đại diện đến từ nước Nga cũng đã nhanh tay có được nhiều thỏa thuận với chính quyền Romania về các hoạt động hợp tác khai thác khí đốt tại đây.

Quang cảnh công trường thi công một nhà máy phục vụ khai thác năng lượng của Prospex Oil & Gas trên đất Romania

Trong bối cảnh không có đối tác chiến lược, cùng với một nền kinh tế không thực sự mạnh như Romania dễ dẫn đến tình trạng viên ngọc quý này sẽ bị xâu xé bởi nhiều thế lực. Romania dễ trở thành nạn nhân tiếp theo trong cuộc tranh giành địa chính trị, tương tự như cuộc khủng hoảng đã xảy ra với người láng giềng Ukraine.

Thứ ba, Nga biết cách để ràng buộc khách hàng của mình. Các dự án mà Nga đang thúc đẩy để kết nối đường đi năng lượng với châu Âu đang phát huy hiệu quả. Đáng chú ý nhất trong đó là dự án Nord Stream II giữa Nga và Đức.

Việc mời gọi đầu tàu kinh tế, chính trị, quân sự của EU cùng tham gia vào dự án năng lượng này với mình là chiêu bài khéo léo của Moscow. EU sẽ ngày càng phụ thuộc vào những dòng chảy năng lượng của Nga và không dễ dứt ra khỏi đó.

Tiềm năng của Romania là rất lớn, nhưng từ tiềm năng đến thực tế còn một khoảng cách rất xa và cần có những chiến lược cụ thể của chính quyền cầm quyền quốc gia Đông Âu này.

Nguồn tin: baodatviet.vn
 

ĐỌC THÊM