Rạn nứt của tổ chức OPEC nới rộng sau khi các thành viên không đồng ý về một cuộc họp khẩn cấp cấp độ thấp, để thảo luận về sự sụp đổ của thị trường khi giá dầu toàn cầu chạm mức thấp nhất trong 18 năm.
Algeria chủ tịch của OPEC, người đã tổ chức, tham gia những nỗ lực của tổ chức này nhằm hỗ trợ thị trường, đã nằm trong số các thành viên thúc đẩy cuộc họp của Ủy ban Kinh tế của OPEC (ECB) trong tháng 4/2020. Nhưng ít nhất 4 thành viên gồm Saudi Arabia, lãnh đạo thực tế của OPEC, UAE, Kuwait và Nigeria đã nói rõ rằng họ thấy không cần cuộc họp như vậy.
Một nguồn tin OPEC cho biết Kuwait chưa nhận được một lời mời chính thức tham gia cuộc họp này và xem cuộc họp là không cần thiết.
Một nguồn tin khác của OPEC cho biết tốt nhất nên tuân thủ thỏa thuận trước đó tổ chức cuộc họp ECB vào tháng 6/2020 thay vì sớm hơn do sự không chắc chắn về chiều hướng của thị trường. Cuộc họp này có thể được đồng ý bởi đa số trong 13 thành viên của OPEC, nhưng sự thiếu vằng của các quốc gia hàng đầu, đặc biệt Saudi Arabia có nghĩa là cuộc họp không có sức mạnh hành động. Vương quốc Saudi Arabia chiếm 1/3 sản lượng của tổ chức OPEC.
ECB là một ủy ban cố vấn gồm các quan chức của OPEC, thường là đại diện quốc gia. Ủy ban không thiết lập chính sách, nhưng các khuyến nghị của nó có thể thông tin cho các quyết định của Bộ trưởng. Việc không nhất trí tổ chức một cuộc họp cấp thấp làm nổi bật sự thất vọng ngày càng tăng của một số thành viên OPEC với chính sách không hành động của Saudi Arabia nhằm ngăn chặn giá dầu sụt giảm do cuộc chiến giành thị phần với Nga, nằm ngoài OPEC. Một nguồn tin cho biết “bạn không thể đóng băng tất cả các kênh liên lạc, thậm chí ở cấp độ thấp”.
Giá dầu đã mất khoảng 70% giá trị kể từ mức đỉnh trong năm nay, và mất gần 60% kể từ cuộc họp của OPEC và các đồng minh vào đầu tháng 3/2020, nhưng đã thất bại để cắt giảm sản lượng sâu hơn.
Kết quả, thỏa thuận dầu kéo dài 3 năm đã giảm sản lượng 2,1 triệu thùng dầu/ngày chủ yếu từ Saudi Arabia kết thúc vào ngày 31/3/2020.
Từ ngày 1/4/2020, các nhà sản xuất gồm Saudi Arabia và UAE cho biết họ sẽ sản xuất ở công suất tối đa.
Nhưng với sự lây lan của virus corona chủng mới đã khiến 3 tỷ người bị phong tỏa, nhu cầu dầu đã sụt giảm nhanh chóng. Một số chuyên gia ước tính nhu cầu sẽ giảm khoảng 1/3 so với mức khoảng 100 triệu thùng/ngày năm ngoái.
Giá dầu toàn cầu trong ngày 31/3/2020 đã tăng từ mức thấp 18 năm sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump và Tổng thống Nga Vladimir Putin đồng ý qua điện đàm, yêu cầu các quan chức năng lượng hàng đầu của họ thảo luận về thị trường dầu mỏ đang sụt giảm trên toàn cầu.
Nguồn tin: vinanet.vn