OPEC đã quyết định duy trì mức cắt giảm sâu hơn trong vài tháng tới, nhưng nhóm cũng quyết định trì hoãn đưa ra một quyết định có nên gia hạn kiềm chế nguồn cung hay không cho đến tháng 6.
Khi OPEC và các đối tác ngoài OPEC công bố đợt cắt giảm sản xuất mới vào tháng 12 năm ngoái tại Vienna, họ cũng nói rằng họ sẽ xem xét lại thỏa thuận vào tháng 4. Cuộc họp nhằm đánh giá tiến trình cắt giảm, kiểm soát tồn kho trên thị trường dầu mỏ và quyết định có tiếp tục thỏa thuận hay không.
Bây giờ, OPEC cảm thấy cần phải trì hoãn quyết định này. Bộ trưởng dầu mỏ Saudi Khalid al-Falih đã nói rằng bởi vì thị trường dầu có thể sẽ vẫn dư cung trong suốt nửa đầu năm nay, nên sẽ là quá sớm đưa ra quyết định vào tháng 4.
Một số nhà phân tích không quá bi quan như bộ trưởng dầu mỏ Saudi, nhưng trì hoãn một quyết định như vậy là hợp lý và không chỉ vì Riyadh nghĩ rằng thị trường đang đối phó với quá nhiều dầu mỏ. Lý do lớn nhất để trì hoãn bất kỳ hành động nào là việccác quyền miễn trừ trừng phạt mua dầu Iran sẽ hết hạn vào tháng 5 và chính quyền Trump phải quyết định xem họ có muốn gia hạn toàn bộ, gia hạn một phần hay để sẽ để cho nó hết hạn.
Chính quyền Trump đã gửi các tín hiệu trái chiều về vấn đề này trong vài tuần qua. Brian Hook, đặc phái viên của Trump về trừng phạt Iran, nói tại Houston hồi đầu tháng này rằng mức độ mà chính phủ Mỹ thắt chặt các lệnh trừng phạt có thể phụ thuộc vào Venezuela. Những bình luận của Hook, được đưa ra tại Hội nghị IHS CERAWeek, nghe có vẻ hơi ôn hòa, và ông thừa nhận rằng tham vọng của Mỹ sẽ được điều chỉnh với sự chú ý vào giá dầu. Ông Trump “đã nói rất rõ rằng chúng ta cần phải có một chiến dịch gây áp lực kinh tế tối đa ... nhưng ông cũng không muốn gây sốc cho thị trường dầu mỏ, ông muốn đảm bảo một thị trường dầu được cung cấp tốt và ổn định,” ông Hook nói. “Khi bạn có một thị trường dầu được cung cấp tốt hơn, nó cho phép chúng tôi tăng tốc mục tiêu của chúng tôi về 0, nhưng chúng tôi cũng biết rằng có rất nhiều biến số đi vào một thị trường dầu được cung cấp tốt và ổn định.”
Tuy nhiên, một số quan chức giấu tên gần đây đã nói với Bloomberg rằng thị trường dầu mỏ có thể tồn tại tốt mà không cần xuất bất kỳ lượng khẩu dầu nào của Iran trong năm nay. Các ý kiến này cho rằng chính quyền Trump ít nhất đang xem xét chiến lược khắc nghiệt nhất của việc “đi đến không.”
Nhiều khả năng sẽ là một chiến lược cố gắng để Iran xuất khẩu dưới 1 triệu thùng mỗi ngày, giảm từ khoảng 1,2 triệu thùng/ngày, như các nguồn tin khác nói với Reuters gần đây.
Chính bởi vì các tín hiệu khó hiểu và hơi mâu thuẫn, nên OPEC sẽ trì hoãn mọi quyết định về việc cắt giảm nguồn cung.
Đồng thời, cuộc khủng hoảng ở Venezuela dường như không đi đến hồi kết. Sản lượng dầu của Venezuela giảm 140.000 thùng/ngày trong tháng 2 và có thể giảm hơn nữa trong tháng này. Đất nước này đã bị tê liệt bởi sự mất điện trên diện rộng trong một thời gian, làm suy giảm xuất khẩu dầu. Không ai biết làm thế nào điều này sẽ diễn ra như thế nào và với tình huống diễn ra quá nhanh, các sự kiện có thể thay đổi nhanh chóng. Sẽ thật ngu ngốc cho Saudi và các đối tác của mình vội vàng đưa ra quyết định về mức sản xuất.
Trong khi đó, Quốc hội Mỹ đang nghiên cứu dự luật NOPEC, có thể dẫn đến sự giám sát chống độc quyền đối với OPEC nếu nó trở thành luật, ít nhất là trên lý thuyết. Nhiều nhà phân tích tin rằng tỷ lệ thông qua có thể tăng lên nếu giá dầu tăng cao, mà điều này sẽ khiến OPEC trở thành vật tế thần dễ dàng. Tuy nhiên, dự đoán các quyết định ở Washington là một trò chơi nguy hiểm để chơi.
Trong bối cảnh không chắc chắn này, tốt hơn hết là chờ đợi cho đến cuộc họp OPEC tháng 6 trước khi nhóm thực hiện hành động quan trọng.
Trên hết, liên minh OPEC + có một số việc phải làm. Bộ trưởng dầu mỏ Saudi Arabia Khalid al-Falih nói rằng ông không hy vọng nhó sẽ để thị trường “không được dẫn dắt trong nửa cuối” năm, nhưng người ta cho rằng Nga ít muốn gia hạn cắt giảm. “Các tập đoàn Nga ghét đóng cửa sản xuất. Họ được hưởng lợi từ khối lượng. Nhà nước sẽ có phần lợi của giá cao hơn, vì vậy, đối với họ, họ không ủng hộ thỏa thuận,” Helima Croft của RBC Capital Markets nói. Tuy nhiên, đối với Saudi Arabia và các nhà sản xuất OPEC còn lại, giá hiện tại vẫn ở dưới mức hoàn vốn tài chính của họ, vì vậy họ muốn thấy giá cao hơn một chút.” Nga vẫn chưa hoàn toàn tuân thủ các cắt giảm đã hứa, mặc dù Bộ trưởng Năng lượng cho biết nước này sẽ sớm đạt được những mức đó.
Hiện tại, việc cắt giảm OPEC + dường như đang thành công, vì vậy, hoàn toàn hợp lý để cho phép thực hiện chiến lược lâu hơn. “Được hỗ trợ bởi bắng chứng về sự sẵn sàng ‘làm bất cứ điều gì cần thiết’ của OPEC để duy trì sự cân bằng trên thị trường dầu mỏ, Brent và WTI hiện đang giao dịch gần mức cao nhất trong nhiều tháng với mức giá tương ứng là hơn 67 và 58 đô la/thùng,” Commerzbank cho biết trong một báo cáo.
Nguồn: xangdau.net