Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Quyết định rút khỏi thỏa thuận Paris của Trump liệu sẽ giúp hay làm thiệt hại ngành năng lượng?

Quyết định của Tổng thống Donald Trump đưa Hoa Kỳ ra khỏi thỏa thuận khí hậu Paris, mà ông tuyên bố bên ngoài Nhà Trắng hôm thứ Năm, đã vấp phải sự chỉ trích từ chính phủ các nước khác. Thỏa thuận này đạt được vào cuối năm 2015 nhằm phối hợp những nỗ lực quốc tế để giảm khí thải carbon và ngăn không cho nhiệt độ thế giới tăng thêm 2 độ C.


Ngoại trừ Nicaragua, quốc gia tin rằng thỏa thuận Paris không đủ mạnh để chống lại sự thay đổi khí hậu, và Syria đã không tham gia vào thỏa thuận này vì vẫn còn bị lôi kéo vào cuộc nội chiến, thì Mỹ là nước duy nhất trên trái đất rút khỏi thỏa thuận này. Đề nghị đàm phán lại thỏa thuận của Trump đã nhanh chóng bị từ chối bởi các nhà lãnh đạo thế giới khác, những người đã cam kết sẽ tiếp tục thực hiện các yêu cầu của hiệp định.

Theo Tổng thống và những người trong phe Cộng hòa ủng hộ quyết định của ông, hiệp định Paris sẽ tác động đến nền kinh tế Mỹ về lâu về dài và gây ảnh hưởng đến sự tăng trưởng cũng như khả năng cạnh tranh quốc tế của các công ty Mỹ. Nhưng những người ủng hộ thỏa thuận này cho rằng nó sẽ không ảnh hưởng bất lợi đến tăng trưởng kinh tế của Hoa Kỳ, và thậm chí có thể là một sự thuận lợi hơn cho ngành năng lượng tái tạo đang phát triển.

Việc cố gắng rút khỏi thỏa thuận này là điểm mấu chốt trong chiến dịch tranh cử tổng thống của Trump, khi thường xuyên kêu gọi chính sách kinh tế "America First". Nó cũng phù hợp với sự ủng hộ của chính quyền đối với việc sản xuất dầu và khí đốt nhiều hơn, và đến khi Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ (EPA) nới lỏng hay loại bỏ các quy định của Obama về việc xả thải carbon.

Mặc dù dựa trên cơ sở kinh tế cho việc rút khỏi thỏa thuận này nhưng sự lựa chọn của Tổng thống Trump đã được thực hiện bất chấp sự phản kháng lớn từ khu vực tư nhân, bao gồm các công ty năng lượng lớn. Giám đốc điều hành của Goldman Sachs, Tesla và Walt Disney đều đã chỉ trích quyết định này, trong khi Exxon Mobil và ConocoPhillips đã nhắc lại sự ủng hộ của họ đối với thỏa thuận này một ngày trước tuyên bố của Trump. Chevron cũng cho rằng thỏa thuận Paris đã tạo ra "bước đầu tiên" trong việc thiết lập một khuôn khổ toàn cầu để chống lại sự thay đổi khí hậu.

Trong nhiều thập niên, các ông lớn này là trong số những người hoài nghi về biến đổi khí hậu mạnh mẽ nhất của thế giới. Tuy nhiên, họ đã trải qua vài năm qua để hướng đến sự chấp nhận biến đổi khí hậu. Các công ty năng lượng lớn của Mỹ đều ủng hộ việc duy trì thỏa thuận, đặt họ vào cuộc xung đột với một chính quyền mà ủng hộ dầu thô.

Tại cuộc họp của nhà đầu tư hàng năm ở Dallas, Giám đốc điều hành Exxon Darren Woods cho rằng nhu cầu dầu sẽ tiếp tục tăng, bất chấp các chính sách được ban hành theo thỏa thuận Paris. Quan điểm của Woods giống với người tiền nhiệm Rex Tillerson, hiện là Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, người tranh luận về việc giữ nguyên thỏa thuận mặc dù ông phát biểu với Thượng viện Mỹ hồi tháng 01 rằng những nỗ lực để dự đoán biến đổi khí hậu "rất hạn chế" và vấn đề này như là một "Vấn đề kỹ thuật" đòi hỏi phải thay đổi công nghệ chứ không phải tiêu thụ năng lượng. Trong khi cả Exxon lẫn Conoco đều ủng hộ việc giữ nguyên thỏa thuận, thì không có công ty nào tham gia vào đơn kiến nghị gồm 28 tập đoàn lớn của Mỹ, chính thức yêu cầu Tổng thống Trump không rút Mỹ khỏi hiệp ước này.

Quan điểm không tương đồng này của Exxon giống với Shell, khi công ty này tuyên bố sẽ tiếp tục "vận động nội bộ" trong khi làm việc với chính quyền Trump về những chính sách thay đổi khí hậu mới. Giám đốc điều hành BP phát biểu với Bloomberg hôm thứ Năm rằng ngành năng lượng nước này sẽ phải "chuyển tiếp" sang các nguồn năng lượng ít carbon.

Trong khi các tập đoàn lớn đã thay đổi quan điểm của họ về biến đổi khí hậu trong thập kỷ qua, chủ yếu là để phù hợp với sự thay đổi chính trị ở châu Âu và châu Á và cải thiện quan hệ công chúng với người dân ngày càng quan tâm nhiều đến các vấn đề môi trường, mà các công ty năng lượng trong nước ít quan tâm đến vấn đề này. Do đó, API không đưa ra quan điểm về việc rút khỏi hiệp định Paris, trong khi Liên minh Sản xuất Năng lượng Texas lập luận rằng các quy định sẽ áp đặt chi phí cao lên các nhà sản xuất năng lượng vốn đang phải vật lộn với giá dầu thấp.

Một số trong ngành đã lập luận rằng các thỏa thuận quốc tế, mang tính tự nguyện, có thể có ít tác động thực tế; rằng việc chuyển đổi từ các nguồn năng lượng cacbon cao đã được tiến hành, nhờ sự đổi mới công nghệ và thay đổi nền kinh tế, nhất là giá năng lượng mặt trời và năng lượng thấp cùng với sự cạnh tranh cải thiện của khí tự nhiên, loại khí phát thải ít carbon hơn than đá.

Mặc dù việc rút lui của Mỹ cho thấy sự ủng hộ chính trị ít hơn cho hiệp định quốc tế, nhưng các công ty năng lượng tái tạo như First Solar Inc. sẽ tiếp tục thu lợi từ nhu cầu năng lượng đang tăng lên trên toàn cầu đối với năng lượng mặt trời giá rẻ, trong khi một số công ty dầu khí sẽ phải chịu giá thấp. Việc Mỹ rời khỏi hiệp định sẽ không ngăn cản được Berkshire Hathaway tiếp tục chiến lược đầu tư vào năng lượng tái tạo, và cũng không cứu được vòng xoáy giảm của than đá, mặc dù tầm quan trọng biểu tượng trong chính sách của Trump: cổ phiếu than đã giảm sau thông báo này và nhìn chung quyết định này ít có tác động đến thị trường năng lượng, vốn phản ứng nhiều hơn với thông tin rằng tồn kho của Mỹ đang giảm.

Sẽ phải mất nhiều năm để việc Mỹ rút khỏi thỏa thuận Paris được chấp nhận hoàn toàn, và Tổng thống Trump rốt cuộc có thể thay đổi ý định của mình, vì các thành viên trong chính quyền của ông tranh luận về việc giữ nguyên thỏa thuận. Các công ty năng lượng lớn sẽ tiếp tục ủng hộ việc chấp nhận các chính sách về biến đổi khí hậu, tuy nhiên, phải thừa nhận sự thật rằng sự ủng hộ của quốc tế cho hiệp định Paris vẫn còn mạnh mẽ bên ngoài nước Mỹ.

Nguồn tin: xangdau.net

ĐỌC THÊM