Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Quyết định đột ngột rút khỏi Nga của các Big Oil sẽ mang lại hệ lụy xấu

Tác động của cuộc khủng hoảng Nga/Ukraine đang ngày càng lớn, khi các công ty dầu mỏ lớn từng tham gia nhiều thỏa thuận với các công ty dầu khí của Nga hiện đang tìm cách rút lui. Những hành động này sẽ dẫn đến thêm nhiều thiệt hại trong những tuần và tháng tới, vì tổn thất sản lượng từ ​​động thái này chắc chắn sẽ chồng chất, khiến thị trường dầu vốn đã eo hẹp bị hạn chế bởi nhiều năm thiếu đầu tư vào nguồn dự trữ mới thậm chí còn không đủ khả năng đáp ứng nhu cầu toàn cầu ngày càng tăng.

BP là công ty dầu mỏ lớn đầu tiên của phương Tây tuyên bố sẽ hủy bỏ các dự án kinh doanh có trụ sở tại Nga, cảnh báo các nhà đầu tư vào Chủ nhật tuần trước rằng họ sẽ phải chịu khoản phí tổn thất quý 1 lên tới 25 tỷ USD. Công ty dầu mỏ của Anh, trước đây là một trong những gã khổng lồ thực sự của ngành, đã mua 19,75% cổ phần của Rosneft do Nga kiểm soát. Lượng nắm giữ tại Rosneft của BP hiện chiếm 50% trữ lượng dầu và một phần ba sản lượng dầu toàn cầu. Một khía cạnh thú vị của việc nắm giữ đó là BP không thực sự sở hữu quyền lợi trong việc khai thác, mà thay vào đó được hưởng lợi do cổ tức được Rosneft chi trả. Khoản cổ tức đó lên tới 640 triệu đô la Mỹ vào năm 2021.

Số cổ phiếu nắm giữ hiện có giá trị 14 tỷ USD, nhưng BP cũng bị vướng khoản lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái được ghi nhận là 11 tỷ USD, theo Wall Street Journal. Cuối tuần trước, Bloomberg đưa tin BP đang xem xét bán lại cổ phần của mình cho Rosneft với mức giá chiết khấu cao. Bất kể bản chất cuối cùng của việc rút lui này là gì, việc mất những tài sản này tạo nên một tác động lớn đối với một công ty vốn đã bị giảm sút đáng kể do thiệt hại ước tính từ 80 đến 100 tỷ USD do sự cố tràn dầu Deepwater Horizon năm 2011 ở Vịnh Mexico.

Tập đoàn lớn khác của Anh, Shell, nối gót vào hôm thứ Hai với thông báo về việc rút lui khỏi các liên doanh liên kết với Nga. Những khoản nắm giữ đó bao gồm đường ống Nord Stream 2 gây tranh cãi, mà Shell đã đóng góp 10% trong tổng số 9,5 tỷ euro chi phí xây dựng dưới hình thức cho vay. Nó cũng bao gồm 27,5% cổ phần trong nhà máy LNG Sakhalin 2, do Gazprom sở hữu 50% và nắm quyền điều hành.

Giám đốc điều hành Shell Ben van Beurden nói trong một thông cáo: "Chúng tôi rất sốc trước thiệt hại về nhân mạng ở Ukraine, mà chúng tôi rất tiếc nuối, hậu quả của một hành động xâm lược quân sự vô nghĩa đe dọa an ninh châu Âu".

Shell cũng cảnh báo rằng việc rút lui khỏi các khoản đầu tư ở Nga sẽ dẫn đến thiệt hại mà theo một số ước tính có thể lên tới 3 tỷ USD.

Hôm thứ Ba, ExxonMobil cho biết họ sẽ rút khỏi các dự án của Nga và các khoản đầu tư mà hãng này định giá ở mức 4 tỷ đô la. Exxon hiện đang vận hành các cơ sở khai thác dầu khí lớn tại Đảo Sakhalin thuộc một liên doanh trong đó có Rosneft. Các hoạt động ở đó cũng là địa điểm của một cơ sở xuất khẩu LNG trị giá hàng tỷ đô la được đề xuất. Rõ ràng, sự ra đi của Exxon khiến tương lai của cơ sở đó không chắc chắn.

"ExxonMobil ủng hộ người dân Ukraine khi họ tìm cách bảo vệ tự do và xác định tương lai của chính họ với tư cách là một quốc gia. Chúng tôi lấy làm tiếc về hành động quân sự của Nga vi phạm toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine và gây nguy hiểm cho người dân", công ty cho biết trong một tuyên bố.

Trong một cuộc phỏng vấn với CNBC hôm thứ Ba, Giám đốc điều hành của Chevron, Michael Wirth đã không cam kết công ty của ông sẽ rút khỏi các khoản đầu tư liên quan đến Nga, vốn tương đối nhỏ so với các đối thủ cạnh tranh. Ông nói với CNBC: "Một số công ty khác đã phải đưa ra những quyết định rất khó khăn. Chúng tôi có rất ít sự dính líu với Nga, nhưng đây là những quyết định rất khó thực hiện".

Tập đoàn Equinor của Na Uy cũng cho biết trong tuần này rằng họ sẽ bắt đầu quá trình hủy bỏ các khoản đầu tư tương đối nhỏ vào sản phẩm dầu của Nga, hiện có sản lượng khoảng 30.000 thùng mỗi ngày.

Suy cho cùng, thì tất cả các khoản đầu tư vào lĩnh vực dầu khí Nga của các công ty phương Tây trong ba thập kỷ qua hiện ắt hẳn được coi là rủi ro. Những công ty lớn này và những công ty khác đã cung cấp cho các dự án có trụ sở tại Nga nguồn vốn rất cần thiết và giúp quốc gia này nâng sản lượng dầu quốc gia lên tới 11 triệu thùng dầu mỗi ngày.

Việc thoái vốn đó, kết hợp với các lệnh trừng phạt của phương Tây đã liên tục gia tăng với mức độ nghiêm trọng trong hai tuần qua, hứa hẹn sẽ làm căng thẳng khả năng của Nga trong việc duy trì mức sản xlượng cao như vậy và tiếp tục đạt được các cam kết trong thỏa thuận OPEC+. Đó là sự căng thẳng mà thị trường dầu thô toàn cầu vốn đã thắt chặt - chứng kiến ​​giá dầu Brent đạt mức cao nhất 115 USD/thùng trong phiên giao dịch đầu ngày thứ Năm - không thể làm được gì.

Đây chỉ là một trong nhiều lý do để tin rằng giá dầu thô sẽ tiếp tục leo dốc.

Nguồn tin: xangdau.net  

ĐỌC THÊM