Đầu tháng này, Bộ Năng lượng Na Uy cho biết nước này sẽ đẩy mạnh thăm dò dầu khí ở thềm lục địa Na Uy nhằm cải thiện an ninh năng lượng trong nước cũng như an ninh năng lượng của đồng minh và các nước láng giềng ở châu Âu.
Từ trước tới nay, một trong những nhà cung cấp khí đốt tự nhiên lớn nhất của châu Âu, Na Uy năm ngoái đã trở thành nhà cung cấp lớn nhất khi dòng khí đốt của Nga gần như ngừng lại. Và có vẻ như đây là nơi mà Na Uy muốn hiện diện.
“Cuộc phiêu lưu dầu mỏ ở phía bắc chỉ mới bắt đầu,” Bộ trưởng Dầu mỏ và Năng lượng Terje Aasland cho biết vào đầu tháng 5, kêu gọi các công ty dầu khí Na Uy thực hiện “trách nhiệm xã hội” của họ để đảm bảo an ninh năng lượng của đất nước và “làm mọi cách” để thúc đẩy sản xuất khí đốt.
Na Uy nổi tiếng với lưới điện sạch – nhờ có nguồn thủy điện dồi dào mà các nhà vận động khí hậu không muốn nói nhiều – và tỷ lệ sở hữu xe điện bình quân đầu người cao nhất thế giới: một kỳ tích có được nhờ dân số ít kết hợp với mức sống cao, nhất là nhờ lợi nhuận từ dầu mỏ.
Nói về lợi nhuận từ dầu mỏ, quỹ đầu tư quốc gia của Na Uy, quỹ lớn nhất thế giới, năm ngoái đã đặt mục tiêu làm cho danh mục đầu tư của mình không phát thải ròng vào năm 2050. Quỹ này đã thoái vốn khỏi một số khoản nắm giữ nhiên liệu hóa thạch, một động thái được truyền thông và nhà hoạt động môi trường hoan nghênh.
Nhưng giờ đây, đột nhiên, ngành năng lượng Na Uy có trách nhiệm xã hội phải thúc đẩy sản xuất những loại nhiên liệu tương tự mà quỹ đầu tư quốc gia đã thoái vốn, mặc dù rất ít. Các nhà hoạt động môi trường có quyền phẫn nộ, và đây chính xác là những gì họ đang thể hiện.
Người đứng đầu Tổ chức Hòa bình Xanh Na Uy nói với CNBC: “Việc khoan dầu ở Bắc Cực giống như đổ thêm dầu vào lửa”.
Frode Pleym cũng cho biết: “Cả Na Uy và các tập đoàn dầu mỏ cần ngừng khai thác một cách yếm thế cuộc chiến của Nga ở Ukraine. Chính sách dầu mỏ táo bạo và tham lam của Na Uy không chỉ củng cố vị trí của Oslo với tư cách là nhà cung cấp năng lượng hàng đầu cho châu Âu, mà nó còn khiến cả lục địa phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch trong tương lai. Giải pháp thay thế cho dầu và khí đốt không phải là nhiều dầu khí hơn, mà là sử dụng năng lượng hiệu quả hơn và năng lượng tái tạo.”
Những bình luận này cùng xuất hiện với một loạt chỉ trích từ việc vận động hành lang của các nhà hoạt động khí hậu phản đối các chính sách của châu Âu nhằm đối phó với cuộc khủng hoảng năng lượng năm ngoái vốn đã kích thích hiệu quả việc sử dụng dầu và khí đốt nhiều hơn, bao gồm thông qua trợ cấp trực tiếp tại trạm xăng.
Đó là một lời chỉ trích khó có thể bác bỏ: thông qua việc gánh vác một phần chi phí nhiên liệu gia tăng, chính phủ các nước châu Âu thực sự đã khuyến khích sử dụng nhiều dầu mỏ hơn với giá cả phải chăng đối với hầu hết các loại nhiên liệu. Tất nhiên, việc không khuyến khích sử dụng dầu bằng cách không gánh bớt chi phí gia tăng cũng sẽ dẫn đến tỷ lệ lạm phát cao hơn nhiều, nhưng điều này không nằm trong chương trình nghị sự về biến đổi khí hậu.
Các nhà hoạt động môi trường tức giận với chính phủ Na Uy là điều dễ hiểu, nhưng việc chính phủ tập trung vào an ninh năng lượng cũng dễ hiểu không kém. Cả thế giới đã chứng kiến điều gì sẽ xảy ra khi an ninh năng lượng bị xâm phạm. Không ai muốn thấy điều đó lặp lại. Và Na Uy có các nguồn lực và chuyên môn để đưa năng lượng thị trường.
Đây là "vi phạm Thỏa thuận Paris", theo các nhà hoạt động khí hậu được CNBC dẫn lời. Có lẽ đúng như vậy, nhưng nếu năm khủng hoảng của châu Âu cho chúng ta thấy một điều, thì đó là khi an ninh năng lượng bị đe dọa thì Thỏa thuận Paris sẽ bị đẩy lùi lại. Bằng chứng mới nhất về điều này là cuộc họp G7 vào cuối tuần qua, nơi các nhà lãnh đạo đã đồng ý tiếp tục đầu tư khí đốt bất chấp Thỏa thuận Paris. An ninh năng lượng được đặt lên trên quá trình chuyển đổi mọi lúc.
Nguồn tin: xangdau.net