Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Quyết định cắt giảm mới đây khiến OPEC có ít lựa chọn hơn

Tuần trước, OPEC và các đối tác từ OPEC+ đã đồng ý cắt giảm nhiều hơn và gia hạn cắt giảm sản lượng đến quý đầu tiên của năm 2024.

Động thái này, gần như được mọi người nhất trí coi là một biện pháp nâng giá dầu, đã không mang lại hiệu quả như mong muốn. Sau sự tăng vọt ban đầu, giá dầu lại trượt dốc, với giá dầu thô Brent giảm xuống dưới 80 USD/thùng vào sáng thứ Hai trong phiên châu Á.

Vì vậy, có vẻ như việc cắt giảm, ít nhất là ở thời điểm hiện tại, đã thất bại trong mục đích của chúng. Tất nhiên, nguồn cung thắt chặt hơn có thể được cảm nhận trên thị trường, nhưng trong khi chờ đợi, OPEC -và OPEC+ -dường như sắp hết sự lựa chọn. Và những gì còn lại là nỗi đau.

Raad Alkadiri, nhà phân tích của Eurasia Group, nói với Financial Times: “Thị trường sẽ kiểm tra OPEC+ và xem liệu 80 USD/thùng có thực sự là mức sàn mà họ có thể bảo vệ hay không. Việc cắt giảm được coi là ‘tự nguyện’ sẽ làm giảm tác động tâm lý đối với thị trường một chút, nhưng nếu việc cắt giảm toàn bộ được thực hiện thì tác động của nó đối với thị trường sẽ không bị giảm bớt.”

Thật vậy, một phần lý do khiến giá dầu giảm thay vì cao hơn vào tuần trước bất chấp thông báo của OPEC+ là do nghi ngờ rằng một số việc cắt giảm sẽ chỉ là trên danh nghĩa. Sự hoài nghi xuất hiện sau khi có báo cáo cho rằng các thành viên OPEC có những bất đồng nội bộ về mức sản xuất mà họ được tự do theo đuổi.

Tổng mức cắt giảm trong nửa đầu năm 2024 được đặt ở mức 2,2 triệu thùng mỗi ngày, tương đương khoảng 2% nguồn cung toàn cầu. Một vài năm trước, đây có thể là lý do đủ để các nhà giao dịch đổ xô mua vào các hợp đồng dầu tương lai. Nhưng bây giờ, lại không phải như vậy.

Một số, chẳng hạn như nhà báo Clyde Russell của Reuters, cho rằng điều này cho thấy nhu cầu dầu không mạnh như OPEC tuyên bố. Những người khác, chẳng hạn như nhà phân tích năng lượng Paul Sankey, cho rằng OPEC có thể thay đổi và làm giảm giá để vô hiệu hóa sản lượng ngày càng tăng của các công ty ở Mỹ. Nhu cầu dầu giao ngay và mối quan hệ của nó với thị trường dầu tương lai là trọng tâm của tất cả.

OPEC đã lạc quan về điều đó, trong khi Cơ quan Năng lượng Quốc tế ngày càng bi quan về điều này, gần đây dự báo mức tăng trưởng nhu cầu đạt đỉnh trước năm 2030. Đồng thời, đã có vô số báo cáo và dự báo tăng trưởng kinh tế yếu kém của các nước trên thế giới trong tương lai gần.

Với những dự đoán như vậy, thật dễ hiểu tại sao các nhà giao dịch lại chuyển sang xu hướng giảm giá sau cú sốc ban đầu về cuộc chiến mới nhất ở Trung Đông qua đi. Điều này thậm chí còn dễ hiểu hơn sau khi Bloomberg báo cáo rằng 1/5 những gì chúng ta nghĩ với tư cách là nhà giao dịch thực sự là các thuật toán máy tính.

Các cố vấn giao dịch hàng hóa sử dụng thuật toán để theo dõi thị trường và đặt cược vào nhiều mặt hàng khác nhau. Trong lĩnh vực dầu mỏ, khối lượng giao dịch của các giao dịch dựa trên thuật toán này chiếm 70% tổng khối lượng trung bình hàng ngày trong một ngày nhất định, theo dữ liệu từ JP Morgan và TD Bank, được Bloomberg trích dẫn.

Điều này có nghĩa là thị trường tương lai thậm chí còn tách biệt khỏi thị trường dầu giao ngay nhiều hơn trước. Và điều đó có nghĩa là OPEC có thể bị đẩy đến tuyệt vọng khi các nhà kinh doanh thuật toán, mà Bloomberg lưu ý là những người theo xu hướng và phóng đại xu hướng, phớt lờ mọi nỗ lực của nhóm nhằm kiểm soát nguồn cung dầu và thúc đẩy giá cả.

Điều này sẽ chứng tỏ một tình huống nguy hiểm, đặc biệt đối với các nhà sản xuất Hoa Kỳ mà đã lập kỷ lục sản xuất khác trong năm nay mặc dù tốc độ tăng trưởng chậm hơn và vừa phải hơn so với những năm tăng trưởng trước đó. Thật vậy, đây là điều mà Paul Sankey đã đề xuất với CNBC vào tuần trước: rằng Ả Rập Saudi có thể đơn giản chỉ quyết định đảo ngược lộ trình và mở van để đưa dầu vào thị trường. Câu hỏi đặt ra là liệu họ có đủ khả năng để thực hiện điều đó với tất cả các kế hoạch chuyển đổi năng lượng tốn kém hay không.

Mặt khác, OPEC nói chung và Ả Rập Saudi nói riêng, có thể cắt giảm sâu hơn nữa nếu giá dầu trong quý đầu tiên của năm 2024 được cho là không đạt yêu cầu. Đó sẽ là một động thái mạo hiểm, xét đến phản ứng của thị trường đối với đợt cắt giảm mới nhất này. Nhưng nó có thể là động thái ít rủi ro hơn so với phương án trên.

Theo Russell của Reuters, phần lớn phản ứng hoài nghi của thị trường đối với việc cắt giảm là do tin tức về những bất đồng nội bộ trong OPEC. Rõ ràng, những điều này cho thấy rằng không phải tất cả các thành viên trong nhóm đều thực sự thực hiện được việc cắt giảm của họ. Mặt khác, nhiều thành viên OPEC đã sản xuất ít hơn ngay cả với hạn ngạch ban đầu của họ và giá vẫn giảm.

Đây chắc chắn là một tình huống phức tạp đối với OPEC. Họ càng cắt giảm sản lượng thường xuyên thì càng có nhiều nhà giao dịch đặt câu hỏi về triển vọng nhu cầu dầu, như những đợt cắt giảm mới nhất cho thấy. Mặt khác, có sự phân chia giữa thị trường thực tế và thị trường tương lai.

Thị trường giao ngay trông khá tốt dựa trên khối lượng dầu vận chuyển bằng đường biển, tăng 1,86 triệu thùng/ngày từ đầu năm đến nay, theo dữ liệu Kpler được Russell trích dẫn. Thị trường tương lai dường như bị chi phối bởi giao dịch tự động, điều này ảnh hưởng lớn đến giá cả. Trong bất cứ trường hợp nào, năm tới sẽ rất thú vị để theo dõi động thái của OPEC.

Nguồn tin: xangdau.net

ĐỌC THÊM