Kỳ 2: Bàn tay OPEC và Hoa Kỳ
Giá dầu được kiểm soát bởi các thương nhân đấu thầu hợp đồng dầu kỳ hạn trên thị trường hàng hóa. Đó là lý do tại sao giá dầu thay đổi hàng ngày. Tất cả phụ thuộc vào cách giao dịch diễn ra trong ngày hôm đó.
3 yếu tố
Hợp đồng dầu kỳ hạn là các thỏa thuận mua hoặc bán dầu tại 1 ngày cụ thể trong tương lai với mức giá thỏa thuận. Chúng được thực hiện trên sàn giao dịch hàng hóa của các nhà giao dịch được đăng ký với Ủy ban Giao dịch hàng hóa tương lai của Hoa Kỳ (CFTC).
Hàng hóa đã được giao dịch trong hơn 100 năm. CFTC đã quy định chúng từ những năm 1920. Thương nhân hàng hóa gồm 2 loại, trong đó hầu hết là đại diện của các công ty thực sự sử dụng dầu. Họ mua dầu để giao hàng vào 1 ngày trong tương lai với mức giá cố định. Bằng cách đó, họ có thể lập kế hoạch chi phí dầu về mặt tài chính, do đó giảm những đe dọa hoặc rủi ro cho các tập đoàn của họ. Các nhà giao dịch trong nhóm thứ 2 là các nhà đầu cơ thực tế. Động cơ duy nhất của họ là kiếm tiền từ những thay đổi về giá dầu.
Một số định chế có thể ảnh hưởng đến quyết định đặt giá thầu của thương nhân, bao gồm chính phủ Hoa Kỳ và Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC). Họ không kiểm soát giá vì các nhà giao dịch thực sự, chỉ ấn định giá khi ở trên thị trường. Có 3 yếu tố chính các thương nhân hàng hóa xem xét khi phát triển các hồ sơ dự thầu tạo ra giá dầu. Đầu tiên là nguồn cung hiện tại về đầu ra. Từ năm 1973, OPEC có nguồn cung hạn chế 61% lượng dầu xuất khẩu của thế giới. Tuy nhiên, sản lượng dầu đá phiến của Hoa Kỳ đã tăng gấp đôi trong giai đoạn 2011 và 2014. Điều đó đã tạo ra đợt lao dốc của giá dầu. Các nhà giao dịch đặt giá xuống mức 45USD/thùng trong năm 2014. Giá đã giảm trở lại trong tháng 12-2015 xuống 36,87USD/thùng. OPEC thường cắt giảm nguồn cung để giữ dầu ở mức 70USD/thùng. Lần này, OPEC cho phép giá giảm vì họ sẽ không lỗ cho đến khi dầu chạm 20USD/thùng.
Các nhà sản xuất dầu đá phiến cần 40-50USD/thùng để trả các trái phiếu có lãi suất cao họ sử dụng để cấp ngân sách. OPEC đặt cược rằng các nhà sản xuất dầu đá phiến sẽ bị phá sản, giúp OPEC lấy lại vị trí thống trị của mình. Điều đó bắt đầu xảy ra trong năm 2016. Dự báo giá dầu đã cho thấy sự biến động về giá do những thay đổi trong cung cấp dầu, giá trị đồng USD, hành động của OPEC và nhu cầu toàn cầu.
Yếu tố thứ hai là tiếp cận nguồn cung tương lai. Điều đó phụ thuộc vào trữ lượng dầu. Nó bao gồm những gì có sẵn trong các nhà máy lọc dầu của Hoa Kỳ cũng như trong dự trữ dầu khí chiến lược. Những dự trữ này có thể được truy cập dễ dàng để tăng nguồn cung dầu nếu giá quá cao. Ả Rập Saudi cũng có thể khai thác công suất dự trữ lớn của nó. Thứ ba là nhu cầu dầu mỏ, đặc biệt từ Hoa Kỳ. Những ước tính này được cung cấp hàng tháng bởi Cơ quan Thông tin Năng lượng Hoa Kỳ. Thí dụ, cơ quan này dự báo nhu cầu đi lại của các phương tiện giao thông, vận tải tăng trong mùa hè để xác định nhu cầu sử dụng xăng tiềm năng. Trong mùa đông, dự báo thời tiết được cơ quan này sử dụng để xác định tiềm năng sử dụng dầu sưởi ấm tại nhà.
Khai thác dầu đá phiến.
Nhạy cảm với khủng hoảng
Các cuộc khủng hoảng tiềm năng ở các nước sản xuất dầu sẽ làm tăng đáng kể giá dầu, vì các nhà giao dịch lo ngại khủng hoảng sẽ hạn chế nguồn cung. Điều đó từng xảy ra vào tháng 1-2012, sau khi các thanh tra phát hiện bằng chứng rõ ràng Iran đã tiến gần hơn việc xây dựng khả năng vũ khí hạt nhân. Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu đã bắt đầu trừng phạt tài chính. Iran đe dọa sẽ đóng eo biển Hormuz.
Hoa Kỳ đáp trả với đe dọa sẽ mở lại eo biển bằng lực lượng quân sự nếu cần thiết. Khả năng 1 cuộc tấn công của Israel cũng là mối quan ngại. Kết quả, giá dầu đã tăng từ 95USD lên 100USD/thùng từ tháng 11 đến tháng 1. Vào giữa tháng 2, giá dầu đã vượt ngưỡng 100USD/thùng và dừng lại đó. Giá gas cũng đã tăng lên 3,5USD/gallon. Dự báo khí đốt sẽ có giá ít nhất 4USD/gallon trong mùa lái xe mùa hè.
Tình trạng bất ổn của thế giới cũng đẩy giá dầu cao vào mùa xuân năm 2011. Vào tháng 3-2011, các nhà đầu tư lo ngại về tình trạng bất ổn ở Libya, Ai Cập và Tunisia trong phong trào Mùa xuân Ả Rập. Giá dầu tăng trên 100USD/thùng vào đầu tháng 3 và đạt mức đỉnh 113USD/thùng vào cuối tháng 4. Cuộc nổi dậy Mùa xuân Ả rập kéo dài suốt mùa hè và dẫn đến việc lật đổ các nhà độc tài ở những quốc gia đó.
Lúc đầu, các thương nhân hàng hóa lo ngại Mùa xuân Ả rập sẽ làm gián đoạn nguồn cung dầu. Nhưng khi điều đó không xảy ra, giá dầu đã quay lại dưới mức 100USD/thùng vào giữa tháng 6. Giá dầu cũng tăng 10USD/thùng trong tháng 7-2006 khi cuộc chiến tranh giữa Israel và Lebanon gây lo ngại về mối đe dọa chiến tranh với Iran. Dầu tăng từ 70USD/thùng trong tháng 5 lên mức cao kỷ lục 77USD/thùng vào cuối tháng 7. Việc xem xét lịch sử giá dầu giải thích điều gì làm cho giá dầu khó dự đoán được.
Thiên tai và các cuộc khủng hoảng nhân tạo cũng có thể làm tăng giá dầu nếu chúng đủ gây ấn tượng. Bão Katrina khiến giá dầu tăng 3USD/thùng và giá khí đốt đạt 5USD/gallon vào năm 2005. Katrina đã ảnh hưởng tới 19% sản lượng dầu của Hoa Kỳ. Nó xuất phát từ cơn bão Rita. Trong cơn bão này, 113 giàn khoan dầu khí ngoài khơi đã bị phá hủy và 457 đường ống dẫn dầu và khí đốt bị hư hại. Vào tháng 5-2011, lũ lụt ở sông Mississippi đã khiến giá khí đốt tăng lên 3,98USD/gallon. Các thương nhân lo ngại lũ lụt sẽ làm hỏng các nhà máy lọc dầu.
Trong khi đó, vụ tràn dầu Exxon-Valdez không khiến giá dầu tăng. Một lý do vì giá dầu năm 1989 chỉ khoảng 20USD/thùng. Nguyên nhân khác là vụ tràn dầu chỉ có 250.000 thùng dầu bị đổ. Mặc dù điều này có tác động tàn phá trên bờ biển Alaska, nhưng nó không thực sự đe dọa nguồn cung thế giới. Vụ tràn dầu BP có lượng dầu tràn ra nhiều hơn 18 lần dầu so với Exxon Valdez. Tuy nhiên, giá dầu và khí đốt hầu như không nhúch nhích. Tại sao?
Thứ nhất, nhu cầu toàn cầu đã giảm do sự phục hồi chậm từ cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế năm 2008. Thứ hai, mặc dù 174 triệu galông dầu đã bị đổ, nó diễn ra trong suốt thời gian dài nhưng không phải là tỷ lệ lớn đối với tổng số dầu tiêu thụ ở Hoa Kỳ. Trong thực tế, nó chỉ khoảng 9 ngày tiêu thụ dầu. Hoa Kỳ đã tiêu thụ 6,99 tỷ thùng trong năm 2010, tức gần 19 triệu thùng/ngày, theo Cơ quan Thông tin Năng lượng Hoa Kỳ.
Nguồn tin: saigondautu.com.vn