Indonesia đã tuyên bố vào tuần trước rằng họ sẽ không thực thi quy tắc IMO 2020 sắp tới với yêu cầu các tàu biển sử dụng nhiên liệu chạy tàu có hàm lượng lưu huỳnh không quá 0,5% trên đội tàu vận tải nội địa của mình. Do đó, quốc gia này đã trở thành người đầu tiên từ bỏ quy định IMO 2020.
Các hành động của Indonesia có thể có tác động đáng chú ý đến ít nhất là thị trường nhiên liệu chạy tàu châu Á. Theo Reuters, nước này đã đưa ra quyết định phản ứng với chi phí cao của nhiên liệu mới, sạch hơn. Thay vì tuân thủ yêu cầu IMO, các tàu mang cờ Indonesia có thể tiếp tục sử dụng nhiên liệu có hàm lượng lưu huỳnh cao trong thị trường Indonesia. Reuters nói thêm rằng chính sách này sẽ tiếp tục cho đến khi nguồn cung nhiên liệu có hàm lượng lưu huỳnh thấp trong nước tăng lên. Như một quan chức tuyên bố, “chúng tôi luôn đưa lợi ích quốc gia ra xem xét trong việc đưa ra quyết định”.
Một bài báo trên tờ Manifold Times, đã cung cấp thêm thông tin chi tiết về quyết định của Indonesia. Theo một cuộc phỏng vấn với hãng môi giới tàu biển Albert Susilo, quyết định này có ý nghĩa với các yếu tố hoạt động và thương mại sau đây ảnh hưởng đến Indonesia:
Đầu tiên, các tàu của Indonesia có lẽ chưa sẵn sàng để chuyển sang nhiên liệu có hàm lượng lưu huỳnh thấp. Hầu hết tàu đều có thời gian sử dụng từ mười lăm đến ba mươi năm. Trong nhiều trường hợp, các động cơ và các thiết bị khác được sản xuất bởi các công ty đã ngừng hoạt động, điều này gây khó khăn cho việc lấy thông tin cần thiết để nâng cấp để chuyển sang dùng nhiên liệu có hàm lượng lưu huỳnh thấp.
Thứ hai, các chủ tàu Indonesia đã trải qua nhiều khó khăn với quy tắc năm 2019 của Indonesia yêu cầu các tàu sử dụng hỗn hợp diesel có chứa hai mươi phần trăm diesel sinh học (FAME). Việc chuyển sang FAME tạo ra một thị trường cho nhiên liệu tái tạo được sản xuất tại Indonesia.
Thứ ba, ngành vận tải biển của nước này là khép kín. Hầu hết các tàu trong hạm trong nướcg không rời khỏi vùng biển Indonesia. Susilo lưu ý rằng có 560 tàu chở dầu đang hoạt động trên khắp cả nước.
Ngoài ra, chính sách năng lượng của Indonesia tập trung vào sự độc lập năng lượng. Đất nước này không nhập khẩu dầu nhiên liệu có hàm lượng lưu huỳnh cao. Họ có kế hoạch sử dụng các sản phẩm từ các nhà máy lọc dầu của chính mình: “Nhà máy lọc dầu Pertamina Cilacap từ trước tới nay sản xuất dư HSFO 180 CST đã từng được xuất khẩu sang Singapore”. Việc xuất khẩu này đã ngừng lại. Thay vào đó, các đại lý trong nước và các nhà nhập khẩu trước đây sẽ cần mua sản phẩm từ Pertamina.
Đồng thời, Indonesia dường như có nguồn cung lớn dầu nhiên liệu có hàm lượng lưu huỳnh thấp sẽ tuân thủ quy định IMO 2020. Tuy nhiên, Pertamina và chính phủ dường như có xu hướng xuất khẩu nhiên liệu và từ đó tận dụng giá cao trong khi sử dụng nhiên liệu có hàm lượng lưu huỳnh cao ở trong nước.
Một luật sư được phỏng vấn trong một bài báo riêng của Manifold Times đã giải thích rằng hành động của Indonesia có thể là do một lỗ hổng pháp lý: “Indonesia không thể từ chối tham gia quy định IMO 2020 như vậy nhưng họ có thể chọn không thực thi bất kỳ hình phạt nào liên quan đến các tàu treo cờ Indonesia hoạt động trong Vùng biển Indonesia”. Luật sư này lưu ý rằng các hình phạt cho việc không tuân thủ sẽ được thiết lập bởi mỗi quốc gia thành viên IMO. Do đó, Indonesia có thể chọn không xử phạt một tàu Indonesia sử dụng nhiên liệu có hàm lượng lưu huỳnh cao khi hoạt động ở vùng biển Indonesia.
Quyết định của Indonesia có thể làm giảm bớt một số áp lực sắp tới cho thị trường dầu mỏ. Quốc gia này tiêu thụ 1,8 triệu thùng dầu mỗi ngày, theo đánh giá thống kê năng lượng thế giới của BP. Quốc gia này gồm hơn mười tám nghìn hòn đảo và có một ngành vận tải biển rất lớn đã phát triển để phục vụ nhu cầu vận tải biển liên đảo.
Tiêu thụ dầu diesel và dầu nhiên liệu của cả nước đạt tổng cộng sáu trăm nghìn thùng mỗi ngày trong tháng 1, theo cơ sở dữ liệu của JODI. Phần lớn trong số các sản phẩm đó có khả năng được tiêu thụ bởi ngành hàng hải.
Trong dự báo tháng 3 năm 2019, Cơ quan Năng lượng Quốc tế chỉ ra rằng có thể phải chuyển một triệu thùng mỗi ngày từ kho chứa nhiên liệu chưng cất thế giới sang kho chứa nguồn cung dầu chạy tàu để tạo điều kiện cho quá trình chuyển đổi IMO 2020. Indonesia chọn xuất khẩu nhiên liệu có hàm lượng lưu huỳnh thấp đáp ứng tiêu chuẩn IMO, có thể nhập một số sản phẩm có hàm lượng lưu huỳnh cao với chi phí rất thấp và cho phép ngành vận tải viển nội địa tiếp tục sử dụng nhiên liệu có hàm lượng lưu huỳnh cao có thể làm giảm bớt phần lớn áp lực đó.
Tác động của quyết định này đối với lợi nhuận lợi nhuận sẽ không tốt. Các nhà máy lọc dầu đã cảm nhận được ảnh hưởng của việc xuất khẩu tăng từ các nhà máy lọc dầu mới của Trung Quốc để ứng phó với việc giảm tiêu thụ trong nước. Bây giờ họ phải điều thích nghi với một quốc gia vận tải biển lớn không tuân thủ quy định IMO và lo lắng rằng sẽ có thêm nhiều nước khác làm theo.
Nguồn tin: xangdau.net