Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Qatar vẫn còn nhiều bạn bè trên thị trường năng lượng

Thị trường dầu dường như không bị ảnh hưởng bởi nguy cơ địa chính trị. Khi bốn nước láng giềng Ả Rập đã áp đặt lệnh cấm vận chưa từng thấy lên Qatar hôm thứ Hai, giá dầu đã tăng vọt 1.6% trước khi quay đầu giảm trở lại. Tuy nhiên, nhiên liệu cần phải để mắt tới không phải là dầu, mà là khí đốt. Nếu mâu thuẫn này không được giải quyết nhanh chóng thì đồng nghĩa với một mùa hè nóng bức ở vùng Vịnh.


Vấn đề này đã kéo dài âm ĩ trong một thời gian dài, khi ba nước thuộc Hội đồng hợp tác vùng Vịnh đã cáo buộc Qatar ủng hộ các nhóm Hồi giáo, trong đó có nhóm Anh em Hồi giáo, và quá thân thiện với Iran. Nhưng trong căng thẳng leo thang đáng kinh ngạc ngay sau chuyến thăm của Tổng thống Mỹ Donald Trump tới Ả-rập Xê-út, Các tiểu vương quốc Ả-rập thống nhất và Bahrain, cùng với Ai Cập, chính phủ lâm thời của Yemen và chính phủ lâm thời ở miền đông Libya đã cắt đứt quan hệ với Doha và áp đặt lệnh cấm lên không phận, đường bộ và đường biển. Phần lớn thực phẩm và các thiết bị chủ chốt của Qatar được vận chuyển bằng đường bộ từ Ả-rập Xê-út, hoặc gửi chuyển tiếp thông qua cảng Jebel Ali của Dubai.


Qatar là một trong những nhà sản xuất dầu mỏ nhỏ nhất của OPEC, với sản lượng 618.000 thùng mỗi ngày, nhưng dầu ngưng (dầu nhẹ) và khí tự nhiên -là sản phẩm phụ của mỏ dầu North Field khổng lồ - thêm khoảng 1,3 triệu thùng mỗi ngày. Nước này nằm trong thỏa thuận cắt giảm sản xuất của OPEC, và thậm chí nếu không có thì đóng góp cũng rất nhỏ. Sức mạnh thực sự của Qatar đến từ nước xuất khẩu khí thiên nhiên hoá lỏng lớn nhất thế giới.


Việc xuất khẩu dầu mỏ và khí thiên nhiên hoá lỏng của Qatar không bị ảnh hưởng, ngay cả khi vùng biển của Saudi và Emirati cấm các tàu của họ. Họ có thể đi thuyền qua vùng biển của Iran và sau đó vượt qua Eo biển Hormuz thông qua làn đường vận chuyển thông thường ở lãnh thổ Omani hoặc ở lại trong khu vực của Iran nếu Oman cũng tham gia cấm vận. Bất kỳ nỗ lực nào để ngăn chặn xuất khẩu của Qatar sẽ là một cuộc khủng hoảng lớn, và sẽ dẫn tới phản ứng nghiêm trọng từ các khách hàng nhập khẩu LNG lớn như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc và Ấn Độ.


Công ty nhập khẩu hàng đầu của Nhật Bản -Jera Co.- đã được bảo đảm bởi Qatargas rằng nguồn cung của công ty sẽ không bị gián đoạn. Và bây giờ, Qatar tiếp tục có quyền tiếp cận tới Kênh đào Suez, tuyến đường vận chuyển LNG của họ đến châu Âu. Tuy nhiên, các tàu trên đường đến hoặc đi từ Qatar hiện nay không được phép ghé vào cảng Fujairah tại UAE, cảng tiếp nhận nhiên liệu chính của khu vực.


Đồng sở hữu North Field, mỏ khí đốt lớn nhất thế giới, cùng với Iran và có nhiều công trình lắp đặt ngoài khơi dễ bị tấn công trên biên giới Iran, Doha không có sự lựa chọn nào khác ngoài việc duy trì mối quan hệ hợp lý với Tehran.


Nếu mâu thuẫn tiếp tục leo thang, thì sự trả đũa nghiêm trọng nhất đối với Qatar sẽ là cắt giảm xuất khẩu khí đốt tự nhiên sang UAE qua đường ống Dolphin. Dự án này, là liên doanh gồm Total (24,5%), Occidental (24,5%) và công ty đầu tư chiến lược Mubadala của Abu Dhabi (51%), cung cấp hơn 2 tỷ feet khối mỗi ngày, chiếm hơn một phần tư lượng tiêu thụ của nước này, và cũng đạt 160.000 thùng dầu ngưng và NGLs mỗi ngày. Khoảng 200 triệu feet khối mỗi ngày đi từ UAE đến Oman, nước này không tham gia vào lệnh cấm vận. Với nhiệt độ vùng Vịnh đã lên đến hơn 40 độ Celsius, tiêu thụ điện cho điều hòa không khí đang tiến tới đỉnh điểm.


UAE có sự lựa chọn tương đối hạn chế để thay thế khí Dolphin. Nước này có kho cảng nhập khẩu LNG tại Dubai và Ruwais ở phía tây Abu Dhabi. Cơ sở Ruwais, được đưa vào hoạt động hồi tháng Tám năm ngoái, bây giờ giống như sự phòng ngừa trước. Tuy nhiên, hai kho cảng này có lẽ sẽ không nhận được bất kỳ lô hàng LNG nào của Qatar trong một thời gian, vì vậy các tàu chở dầu sẽ phải được đổi tuyến lại từ Oman, nhà máy hóa lỏng của chính Abu Dhabi, hoặc xa hơn.


Và công suất nhập khẩu LNG vẫn không đủ để bù đắp hoàn toàn cho sự tạm ngưng đường ống Dolphin. UAE có thể sẽ phải sắp xếp các giải pháp thay thế tạm thời trong đó có việc tăng sản lượng khí đốt của Abu Dhabi tạm thời, phân bổ nguồn cung cho các ngành công nghiệp và đốt một lượng lớn dầu diesel đắt tiền làm nhiên liệu thay thế trong các nhà máy điện của họ.


Việc cắt giảm nguồn cung, dù là ngắn nhưng là một đòn bẩy để đàm phán cách thoát khỏi cuộc khủng hoảng, sẽ là một bước đi rất quan trọng cho Qatar, vì làm tổn hại tới danh tiếng khó có được như một nhà cung cấp đáng tin cậy. Khi Nhật Bản phải tìm nguồn cung cấp năng lượng khẩn cấp sau tai nạn hạt nhân ở Fukushima, Qatargas đã tăng cường. Nhưng vụ việc này có thể làm sống lại những lo ngại của Tokyo vào những năm 1970 do sự phụ thuộc quá lớn vào các nhà xuất khẩu dầu mỏ và dầu Trung Đông. Tương tự như vậy đối với Trung Quốc, nước đã và đang đa dạng hóa nguồn nhiên liệu của mình.

Nguồn tin: xangdau.net

ĐỌC THÊM