Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

PV Oil lắm mối vẫn... lo


Là một trong những Tổng công ty lớn của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, PV Oil dự kiến sẽ bán 51% cổ phần trong đợt IPO cho cổ đông chiên lược, cán bộ công nhân viên và bán ra thị trường vào tháng 6 năm nay
.

Ảnh minh họa.

Được biết, hồ sơ đăng ký mua cổ phần dạng đối tác chiến lược hiện đã khá dày...

Tổng Công ty Dầu Việt Nam (PV Oil) là 1 trong 4 Tổng công ty lớn của Tập đoàn Dầu khí được xếp vào nhóm danh sách thoái vốn cổ phần và Nhà nước nắm giữ tỷ lệ thấp dưới 51%, theo Quyết định 58/2016/QĐ-TTg về tiêu chí phân loại DN nhà nước, DN có vốn nhà nước và danh mục doanh nghiệp nhà nước thực hiện sắp xếp giai đoạn 2016 - 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành.

“Điều kiện chồng... điều kiện

Để chuẩn bị cho việc thực hiện Quyết định này, PV Oil đã sớm có chủ trương tiến hành IPO và tiến đến niêm yết trên thị trường chứng khoán, trong đó mục tiêu IPO đã được đặt ra từ năm 2015.

Theo Tổng Giám đốc PV Oil Cao Hoài Dương, đến hết năm 2016, PV Oil đã xúc tiến kế hoạch định giá DN, giới thiệu quảng bá DN và tiếp nhận hồ sơ đăng ký mua cổ phần với tư cách cổ đông chiến lược của các đối tác ngoại. Nhiều nhà đầu tư đến từ Trung Đông, Trung Quốc, Đông Nam Á... đã gửi hồ sơ đăng ký, chứng tỏ sự quan tâm cổ phần PV Oil. Số lượng cổ phần PV Oil dự kiến chào bán lần đầu theo đánh giá của các nhà đầu tư, với tỷ lệ khoảng từ 39- 44% cho đối tác, 6-10% ra thị trường và ưu đãi cho CBNV 1%.

51% là tổng cổ phần dự kiến IPO của PV Oil trong đợt này.
Tổng cổ phần dự kiến IPO là 51%, hội đủ sức hấp dẫn, nhất là tỷ lệ đủ cho đối tác chiến lược tham gia cùng DN phát triển hậu cổ phần. Tuy nhiên, PV Oil đang gặp khó bởi quy định tìm đối tác chiến lược hiện nay.

Thứ nhất, theo Quy định hiện hành của Nghị định định thay thế Nghị định số 59/2011/NĐ-CP về chuyển DN 100% vốn nhà nước thành Công ty cổ phần, Nghị định số 189/2013/NĐ-CP và Nghị định số 116/2015/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 59/2011/NĐ-CP, nhà đầu tư muốn trở thành cổ đông chiến lược của DN Nhà nước phải đảm bảo có năng lực tài chính (có kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 2 năm gần nhất tính đến thời điểm đăng ký mua cổ phần phải có lãi và vốn chủ sở hữu trên báo cáo tài chính năm gần nhất được kiểm toán bởi một Công ty kiểm toán độc lập phải đảm bảo có đủ nguồn để mua số lượng cổ phần đăng ký mua). Đồng thời, nhà đầu tư phải kinh doanh cùng ngành nghề cùng ngành nghề chính của DN cổ phần hóa, có cam kết gắn bó lâu dài với DN, hỗ trợ cho DN sau cổ phần hóa. Ngắn gọn là phải cùng ngành và có năng lực tài chính.

Thứ hai, PV Oil là DN hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh có điều kiện. Cũng theo quy định hiện hành, nếu DN muốn tìm cổ đông đối tác chiến lược từ khối ngoại, mà nhà đầu tư nước ngoài chỉ có quyền tham gia mảng bán lẻ xăng dầu thông qua mua cổ phần trong Công ty kinh doanh xăng dầu đầu mối nếu có tham gia đầu tư vào nhà máy lọc dầu, thì cổ đông đó phải được định danh đến các tổ chức có đầu tư nhà máy lọc dầu.

Điều kiện chồng điều kiện khiến hồ sơ nhận đăng ký mua cổ phần PV Oil tuy khá dày, nhưng cơ hội lựa chọn các nhà đầu tư đủ điều kiện trở thành đối tác chiến lược của PV Oil lại trở nên quá mỏng.
Sức hút cổ phiếu “xăng”?

Dù có “đốt đuốc ” thì vẫn rất khó tìm nhà đầu tư chiến lược đáp ứng được điều kiện “gả chồng” nói trên của PV Oil.

Song, đánh giá sức hút chung của PV Oil trên thị trường, Tổng giám đốc điều hành một quỹ đầu tư lớn vẫn khẳng định nhiều nhà đầu tư đang quyết tâm canh mua 1 phần hoặc trọn gần 1 /2 cổ phần của DN có trị giá định giá ban đầu ước gần 500 triệu USD (10.342 tỷ đồng), khi họ thuộc nhóm hội đủ điều kiện và nhiều nhà đầu tư đang mong chờ có cơ hội đàm phán thỏa thuận.

Chưa biết PV Oil có kịp thực thi IPO ngay trong tháng 6 này như kế hoạch trình Chính phủ hay không nhưng hầu hết các nhà đầu tư lớn, các cá nhân đều mong chờ cơ hội sở hữu PV Oil một phần ngay khi DN “bung” hàng. “Trong số các DN xăng dầu sẽ IPO năm nay, ngoại trừ Petrolimex đã lên sàn và Hóa Lọc Dầu Long Sơn thì đây là một trong những hàng hóa xăng dầu được mong chờ nhất”, vị TGĐ quỹ đầu tư cho biết.

Mập mờ thông tin?

Được xem là nhà bán lẻ đầu mối xăng dầu lớn, PV Oil hiện đang đứng thứ 2 trên thị trường chỉ sau Petrolimex và sở hữu tới 22% thị phần (bằng xấp xỉ ½ thị phần Petrolimex đang nắm giữ). PV Oil còn rất nhiều tiềm năng tăng trưởng khi DN đang triển khai gia tăng hệ thống trạm xăng toàn quốc lên gấp 3 lần, qua đó trực tiếp tăng trưởng doanh thu (76% Doanh thu của PV Oil hiện đang đến từ chế biến vàphân phối xăng dầu). Ngoài ra, PV Oil còn 20% nguồn thu từ giao dịch quốc tế và 4% từ cung cấp và xuất khẩu dầu thô và các hoạt động khác (4% doanh thu), có điều kiện thúc đẩy đa dạng hóa nguồn thu. “Nếu đối tác chiến lược có cổ phần đầu tư nhà máy lọc dầu, sau IPO, PV Oil sẽ sở hữu thêm lợi thế nguồn cung và có thể gia tăng công suất bán hàng qua hệ thống phân phối, đáp ứng nhu cầu lớn về xăng dầu ngay trên chính thị trường nội địa – nơi mang đến doanh thu chính cho DN. Đầu tư dài hạn vào ngành xăng dầu đối với các nhà đầu tư chiến lược, vì vậy, sẽ không có nhiều cơ hội hấp dẫn hơn”, ông Nguyễn Lê Ngọc Hoàn, chuyên gia đầu tư đánh giá.

Theo CTCK Bản Việt trích dẫn số liệu thống kê về lượng tiêu thụ dầu tại Việt Nam, mức độ tiêu thụ của Việt Nam so với Đông Nam Á rất thấp, mới chỉ đạt 1,96 thùng/người năm 2015. Dự báo chỉ số tiêu thụ này sẽ đạt tăng trưởng kép hàng năm 6,8% trong giai đoạn 2016 - 2025, từ 397.500 thùng/ngày lên 719.260 thùng/ngày. Nhu cầu vận chuyển đường bộ của Việt Nam dự kiến sẽ tăng trung bình 7,5% trong giai đoạn 2016 - 2020. Đây chính là đòn bẩy đối với PV Oil, từ vị trí kinh doanh ngành có điều kiện và là khu vực mà tuy lợi thế kinh doanh chỉ được đánh giá có 1,6% trong tổng định giá tài sản, chỗ đứng của PV Oil vẫn là nơi nhiều người muốn tới.

Tuy nhiên, thời điểm để IPO của PV Oil đã cận kề nhưng các nhà đầu tư và đặc biệt là các nhà đầu tư đại chúng vẫn chưa thực sự tiếp cận được với những nguồn thông tin chính thức. Bên cạnh đó, từ tháng 10 năm 2008 đến nay, PV Oil đã thông báo mời thầu tổng số 139 gói thầu. Tuy nhiên, đến nay DN mới công khai kết quả lựa chọn nhà thầu (KQLCNT) 20 gói thầu. Trong khi nguồn vốn mà PV Oil sử dụng để thực hiện các gói thầu/dự án chủ yếu là các nguồn từ chi phí sản xuất, vốn chủ sở hữu và vốn vay. Hình thức lựa chọn nhà thầu được áp dụng chủ yếu là đấu thầu rộng rãi trong nước.

Nguồn tin: Bizlive.vn

ĐỌC THÊM