Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Putin bác bỏ ý tưởng xây dựng Gas OPEC

Interfax dẫn lời Thủ tướng Nga Vladimir Putin tại buổi gặp với Thủ tướng Ai Cập Ahmed Nazif cho hay, Nga dự tính sẽ không thành lập tổ chức các nước xuất khẩu khí đốt (gọi tắt là Gas OPEC). Trước đó, nhiều quan chức Nga đã nhiều lần tuyên bố rằng sẽ không thành lập tổ chức Gas OPEC theo mô hình của tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ.

Thủ tướng Nga nhấn mạnh, các nước xuất khẩu dầu mỏ cần phối hợp hoạt động, trao đổi thông tin và làm tất cả những gì có thể để đảm bảo tính cung cấp liên tục ra thị trường dầu mỏ thế giới.

Hội nghị các nước xuất khẩu khí đốt mang cấu trúc quốc tế, được đặt trong khuôn khổ trao đổi dựa trên sản lượng khai thác và bán khí đốt của các thành viên. Tổ chức này không thể tác động đến giá khí đốt thế giới. Hội nghị thượng đỉnh các nước sẽ được tổ chức hàng năm, còn hội nghị sắp tới sẽ diễn ra vào trung tuần tháng 11/2008. Các thành viên tham gia vào tổ chức này bao gồm Algeria, Bolivia, Brunei, Chile, Ai Cập, Indonesia, Iran, Qatar, Libya, Nga và 6 nước khác.

Bài phát biểu về thành lập tổ chức Gas OPEC hồi đầu năm 2007 diễn ra tại Iran - mà theo ý kiến của các nhà cầm quyền, sự kiện này đáng ra phải được tổ chức tại Nga, Quatar, Algeria và một số nước khác. Nhiều nhà tiêu dùng khí đốt, trong đó có Liên minh châu Âu và Mỹ, đều tỏ rõ thái độ phản đối kế hoạch thành lập Gas OPEC do lo ngại hình thành sự độc quyền trên thị trường.

Một điều thú vị rằng, hồi cuối tháng 10, Chủ tịch điều hành Gazprom, Alexei Miller tuyên bố, Nga, Quatar và Iran đã thỏa thuận hợp tác ký kết hợp nhiều hợp đồng xuất khẩu khí đốt.

Nga chiếm vị trí đầu tiên trên thế giới về trữ lượng khí đốt, Iran đứng thứ 2 và kế đó là Quatar.

OPEC đang điều chỉnh hạn ngạch đặc biệt trong quá trình xuất khẩu dầu mỏ ở các nước trong tổ chức. Như vậy, OPEC hoàn toàn có thể ảnh hưởng đến tình hình giá dầu.

(Vinanet)

ĐỌC THÊM