Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Platts: Sản lượng OPEC tăng 270.000 ở mức 32,12 triệu thùng/ngày – cao nhất từ tháng 1/2017

Theo ước tính của Platts cho thấy, sản lượng dầu của các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) đã tăng 270.000 thùng/ngày lên 32,12 triệu thùng/ngày so với tháng 4, do sự phục hồi sản lượng mạnh mẽ ở Libya và Nigeria, hai thành viên được miễn trừ khỏi thỏa thuận cắt giảm sản xuất của tổ chức này.

“OPEC có thể sẽ phải sáng tạo hơn với chiến lược của mình, bất chấp sự tuân thủ mạnh mẽ cho đến thời điểm này, nhưng những nỗ lực của OPEC đã không mang lại nhiều kết quả, nếu giá dầu thế giới không có dấu hiệu ổn định,”  Eklavya Gupte, biên tập viên cao cấp của Bản tin Dầu Châu Âu và Châu Phi của Platts cho biết.

"Thêm vào đó, OPEC có thể phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng chính trị do hai thành viên chủ chốt đã cắt đứt mối quan hệ ngoại giao với Qatar. Trong quá khứ, nhóm này đã cố gắng để gạt sang một bên các vấn đề tranh chấp chính trị để tập trung vào quản lý sản xuất, nhưng rủi ro địa chính trị luôn là điều các nhà đầu cơ gia xuống theo dõi trong nội bộ OPEC. "

Sản lượng tháng 5 tăng bất chấp có sự tuân thủ rất cao từ Saudi Arabia và Angola, do sản lượng của Iraq cũng tăng mạnh. Sản lượng trung bình 5 tháng đầu năm của Libya và Nigeria là 2,312 triệu thùng/ngày, hiện cao hơn mức tháng 10 là 101.000 thùng/ngày, theo Platts, tháng chuẩn mà các thành viên OPEC còn lại dùng để xác định mức cắt giảm.

Với việc sản xuất tại các nước này dự kiến ​​sẽ tiếp tục tăng trong mùa hè này khi họ phục hồi sau các cuộc xung đột bạo lực trong nước, thì OPEC phải đối mặt với một giai đoạn khó khăn trong nỗ lực đẩy nhanh việc tái cân bằng thị trường. Sản lượng chung của OPEC trong tháng 5 cao hơn khoảng 350.000 thùng/ngày so với mức trần 32,5 triệu thùng/ngày, thời điểm mà Indonesia sản xuất khoảng 730.000 thùng/ngày, được thêm vào. Trong số 11 thành viên có hạn ngạch trong hiệp ước cắt giảm sản xuất, mức tuân thủ Là 117%, theo tính toán của Platts.

Vào ngày 25 tháng 5, OPEC và 10 đối tác không thuộc OPEC bao gồm cả Nga đã quyết định duy trì một hiệp ước cắt giảm sản lượng 1,8 triệu thùng đến tháng 3 năm 2018. Quyết định này cho đến nay không thành công trong việc thuyết phục một thị trường thận trọng rằng nhóm nhà sản xuất đang nỗ lực giải quyết dầu dư thừa trong kho là chân thành, vì giá vẫn thấp hơn 50 USD/thùng.

Nigeria, Lybia phục hồi

Sản lượng của Nigeria trong tháng 5 đã tăng lên 1,73 triệu thùng/ngày, tăng 80.000 thùng/ngày, mức cao nhất kể từ tháng 3 năm 2016, do sự phục hồi xuất khẩu dầu thô Forcados. Ít nhất hai tàu chở dầu đạ rời khỏi trạm trung chuyển Forcados hồi tháng trước, lần tải đầu tiên kể từ cuối tháng 10. Sản lượng dầu thô của Nigeria dự kiến ​​sẽ tăng thêm trong tháng 6, với lịch trình tải của Forcados trung bình 251.667 thùng/ngày, theo các nguồn thương mại.

Sản xuất của Libya đã tăng 180.000 thùng/ngày lên 730.000 thùng/ngày trong tháng 5 khi mỏ khai thác Sharara khổng lồ bắt đầu sản xuất, và xuất khẩu từ cả hai cảng chính ở phía đông và phía tây đã tăng với tốc độ ổn định với nhu cầu  tiêu thụ tốt của nhà máy tinh chế châu Âu và châu Á. Sản lượng dầu của Libya hiện đang ở mức cao nhất kể từ tháng 10 năm 2014, khi sản lượng trung bình ở mức 860.000 thùng/ngày, theo dữ liệu của Platts.

Iraq tăng nhẹ

Iraq, tiếp tục sản xuất vượt mức hạn ngạch, đã tăng sản lượng thêm 70.000 thùng/ngày lên 4,43 triệu thùng/ngày trong tháng 5. Các chuyên gia cho biết sự gia tăng này là do xuất khẩu tăng nhẹ từ các bến cảng vùng Vịnh Ba Tư, cùng với mức tăng ổn định của dầu thô vào kho chứa. Theo Platts, việc tuân thủ hạn ngạch của Iraq trong 5 tháng đầu năm là 70%, khiến nước này trở thành một trong những thành viên tuân thủ kém nhất. Sản lượng của Iran tăng nhờ xuất khẩu tăng lên 3,78 triệu thùng/ngày, thấp hơn mức hạn ngạch 3,797 triệu thùng/ngày.

Saudi, Angola tuân thủ cam kết

Nhà sản xuất lớn nhất của OPEC là Saudi Arabia đã giảm sản lượng xuống còn 9,93 triệu thùng/ngày trong tháng 5, giảm 40.000 thùng/ngày so với tháng trước, vì xuất khẩu giảm đáng kể bất chấp sự gia tăng sản lượng dầu đốt trực tiếp. Saudi Arabia đã liên tục cắt giảm mạnh hơn mức hạn ngạch của mình trong 5  tháng liên tiếp, quốc gia duy nhất đã làm như vậy. Vương quốc này đã được cấp một hạn ngạch là 10,058 triệu thùng/ngày theo thỏa thuận.

Trong tháng 5, sản lượng dầu thô của Saudi đã giảm xuống dưới 10 triệu thùng/ngày, Bộ Năng lượng Khalid al-Falih đã cho biết trong tuần trước. Gần đây, ông cũng nói với các phóng viên rằng xuất khẩu dầu thô của nước này có khả năng giảm trong tháng 6, đặc biệt là sang Mỹ. Ông cũng cho biết liên minh sẽ cân nhắc đến khả năng cắt giảm sản lượng mạnh hơn trong tháng 7 khi hội đồng giám sát năm quốc gia họp tại Nga.

Sản lượng OPEC (triệu thùng/ngày)

   

Quốc gia

5/2017

Thay đổi

4/2017

Algeria

1,06

0,02

1,04

Angola

1,64

-0,04

1,68

Ecuador

0,52

0

0,52

Gabon

0,21

0

0,21

Iran

3,78

0,01

3,77

Iraq

4,43

0,07

4,36

Kuwait

2,70

0

2,70

Libya

0,73

0,18

0,55

Nigeria

1,73

0,08

1,65

Qatar

0,61

0,01

0,61

Saudi Arabia

9,93

-0,04

9,97

UAE

2,84

0

2,84

Venezuela

1,94

-0,01

1,95

Total

32,12

0,27

31,85

 

Sản lượng OPEC so với mức phân bổ cắt giảm (triệu thùng/ngày)

Quốc gia

Trung bình 1-5/2017

Phân bổ

Vượt/Dưới

Algeria

1,046

1,039

0,007

Angola

1,641

1,673

-0,032

Ecuador

0,520

0,522

-0,002

Gabon

0,204

0,193

0,011

Iran

3,758

3,797

-0,039

Iraq

4,415

4,351

0,064

Kuwait

2,702

2,707

-0,005

Libya

0,648

Miễn trừ

 

Nigeria

1,663

Miễn trừ

 

Qatar

0,614

0,618

-0,004

Saudi Arabia

9,948

10,058

-0,110

UAE

2,872

2,874

-0,002

Venezuela

1,971

1,9720

-0,001

Ghi chú: Vào ngày 25 tháng 5, OPEC và 10 nhà sản xuất không thuộc OPEC đã quyết định gia hạn hiệp ước sản xuất hiện tại thêm 9 tháng - một động thái để duy trì mức cắt giảm dầu thô khoảng 1,8 triệu thùng/ngày trên thị trường đến tháng 3 năm 2018. Equatorial Guinea đã trở thành nhà sản xuất dầu mỏ nhỏ nhất của OPEC vào ngày 25 tháng 5, khi đơn xin gia nhập OPEC đã được thông qua, đưa số thành viên của nhóm các nhà sản xuất dầu lên tới 14. Hiệp ước này đã miễn trừ cho Libya và Nigeria, trong khi cho phép Iran tăng một mức nhỏ trong sản lượng. Ủy ban giám sát chung trong vào ngoài OPEC cấp bộ trưởng sẽ họp tại Nga vào ngày 22-24 tháng 7 để xem xét tiến độ của thỏa thuận này và cuộc họp trong và ngoài OPEC tiếp theo sẽ diễn ra vào ngày 30 tháng 11. Indonesia đã đình chỉ tính thành viên OPEC vào ngày 30 tháng 11, nhưng sản lượng của nước này đang được tính vào mức trần sản xuất của OPEC. Ước tính cho Iraq bao gồm khối lượng từ khu vực bán tự trị Kurdistan ở Iraq.

Nguồn: xangdau.net

ĐỌC THÊM