Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Phương Tây đang quan điểm sai lầm gì về OPEC?

Saudi Arabia và UAE đã nhiều lần được các nhà lãnh đạo phương Tây kêu gọi tăng sản lượng dầu để ứng phó với giá tăng vọt. Cho đến nay, tất cả các lời kêu gọi đều bị Riyadh, Abu Dhabi và các thành viên OPEC khác từ chối thẳng thừng. Cả Saudi Arabia và UAE đều nói rõ rằng họ có kế hoạch duy trì thỏa thuận sản xuất OPEC+, một thỏa thuận có sự tham gia của Nga. Bộ trưởng Năng lượng Saudi Arabia, Abdullah bin Salman và người đồng cấp Abu Dhabi, Al Mazrouei, đã nhiều lần nhấn mạnh họ tập trung vào sự ổn định của thị trường năng lượng toàn cầu bất kể các yếu tố địa chính trị. Như Abdullah bin Salman nhắc lại, OPEC đã trải qua các cuộc khủng hoảng lớn trước đây, bao gồm chiến tranh giữa các nước thành viên (Iran-Iraq), và thậm chí cả các lệnh trừng phạt (Iran), mà không tan vỡ.

Về mặt chính thức, lý do mà các thành viên OPEC không tăng sản lượng là vì họ tin rằng thị trường dầu khí vẫn đang gặp khó khăn do hệ quả của COVID-19. OPEC+, ban đầu được thành lập nhằm giải quyết tình trạng dư thừa dầu lớn trên toàn cầu vào năm 2020, hiện đang trở thành một quyền lực địa chính trị đáng kể. Quyền lực của OPEC+ đã buộc các khách hàng tiêu thụ dầu ở phương Tây và châu Á ngày càng trở nên quyết đoán hơn trước những lời kêu gọi đối với nhóm. Trong bối cảnh Nga đang tiếp tục xâm lược Ukraine và mối đe dọa ngày càng lớn về việc Moscow quân sự hóa năng lượng, những hành động trên thị trường dầu của OPEC ngày càng được coi như là chính trị. Cố gắng hết sức có thể, Riyad, Abu Dhabi và các thành viên OPEC khác sẽ đấu tranh để thay đổi quan điểm của các nước OECD về mặt này. Quyết định gần đây của OPEC về việc gỡ bỏ dữ liệu và báo cáo thị trường dầu mỏ của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) khỏi danh sách chính thức của tổ chức này sẽ được các quốc gia OECD coi là bằng chứng củng cố về khuynh hướng chính trị của tổ chức này. Trong khi OPEC chính thức bác bỏ tất cả các tuyên bố can thiệp chính trị vào các quyết định của mình, thì các chiến lược của OPEC rõ ràng có liên quan đến quan điểm địa chính trị từ các thành viên tổ chức. Sự chia rẽ ngày càng lớn giữa OPEC và phương Tây không chỉ dựa trên nhu cầu dầu khí hay sự khác biệt về quan điểm liên quan đến quá trình chuyển đổi năng lượng toàn cầu. Sự chia rẽ cơ bản hơn xuất phát từ sự thiếu tin tưởng giữa các cường quốc phương Tây và thế giới Ả Rập. Tổng thống Biden có thể nhận được nhiều sự ủng hộ ở châu Âu do lập trường của ông đối với cuộc xâm lược Ukraine của Putin, nhưng điều tương tự không thể nói về mối quan hệ của ông với thế giới Ả Rập. Chiến lược của OPEC hiện đang được thúc đẩy bởi Riyadh và Abu Dhabi, cả hai đều đang vật lộn để gắn kết với những gì họ coi là sự trở lại của các chính sách thời Obama. Tác động của Mùa xuân Ả Rập, cuộc nội chiến ở Syria và Libya, và việc Tổng thống Ai Cập Husni Mubarak bị phế truất, tất cả vẫn còn nguyên vẹn trong ký ức của khu vực này. Thực tế là Tổng thống Mỹ Biden vẫn chưa gặp Thái tử Ả Rập Saudi Mohammed bin Salman, hoặc có sự dè dặt về Thái tử Mohammed bin Zayed, việc này không nên xem nhẹ. Việc thế giới Ả Rập chuyển hướng các liên minh hiện nay, bao gồm Ai Cập, Libya và thậm chí cả Algeria, về phía Đông, thiết lập hoặc cải thiện mối quan hệ bền chặt với Trung Quốc và Nga, là một xu hướng rõ rệt. Nếu phương Tây nghiêm túc về việc ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của OPEC, thì trước tiên sẽ phải xây dựng lại lòng tin giữa các đồng minh trong khu vực.

Có lẽ vấn đề quan trọng nhất khi nói đến sự thiếu tin cậy giữa các quốc gia phương Tây và Ả Rập là thỏa thuận hạt nhân Iran. Đi ngược lại mong muốn của các quốc gia Ả Rập ở Vùng Vịnh và Bắc Phi, chính quyền Biden và các đối tác châu Âu đang tiếp tục nỗ lực để đạt được một thỏa thuận JCPOA mới của Iran. Một thỏa thuận JCPOA tiềm năng có thể gây mất ổn định thị trường dầu khí đồng thời khiến các quốc gia quan trọng của OPEC và Israel tức giận. Khi Hoa Kỳ và châu Âu kiên quyết theo đuổi một thỏa thuận mới với Iran với hy vọng đảm bảo nguồn cung dầu bổ sung, họ nên thận trọng với cái giá phải trả tiềm ẩn cho một thỏa thuận như vậy. Mặc dù OPEC tuyên bố không thiên về chính trị, nhưng mối quan hệ của phương Tây với các quốc gia Ả Rập chắc chắn sẽ tác động đến khả năng lập luận của phương Tây với OPEC.

Những nỗ lực của Biden và các quốc gia khác nhằm giải phóng kho dự trữ dầu mỏ chiến lược đã được chứng minh là không hiệu quả trong việc hạ nhiệt giá dầu. Sự tin tưởng dựa trên lợi ích chung là giải pháp duy trong tình huống này. Trong khi các nhà lãnh đạo OPEC có thể tuyên bố rằng đánh giá của họ dựa trên các nguyên tắc cơ bản của thị trường, thì thực tế là thị trường dầu khí luôn mang tính chính trị. Washington và Brussels cần hiểu rằng cần phải có một giải pháp chính trị. Khi nói đến thị trường dầu khí, OPEC nắm giữ tất cả các con át chủ bài vào lúc này và phương Tây cần phải chấp nhận thực tế đó.

Nguồn tin: xangdau.net  

ĐỌC THÊM