Giá dầu thô đã giảm mạnh từ giữa tháng 7.Trong số các nhân tố đằng sau sự giảm sút đáng kể về giá cả này đó là sự phát triển chậm dần đều của các nền kinh tế OECD,làm cho tăng trưởng nhu cầu dầu và sức mạnh của đồng đô la bị suy yếu cũng như là hoạt động dự báo giảm và vì vậy đầu tư vào thị trường chứng khoán dầu mỏ cũng giảm.Đặc biệt là ở Mỹ nơi mà các dữ liệu về tăng trưởng nhu cầu dầu từ tháng 1 đến tháng 10 thể hiện một sự sụt giảm lên đến 1.2mb/d,mức giảm lớn nhất kể từ 1980 ( xem biểu đồ 1).
Đỉnh điểm của xu hướng xuống dốc này là sự biến động của giá dầu thô đã tăng đáng kể từ giữa tháng 9,theo sau sự nhận chìm của cuộc khủng hoảng tài chính và một loạt các ngân hàng,công ty bị phá sản,đặc biệt là sự sụp đổ của Lehman Brothers.Trong thời gian này,mức độ thay đổi hàng ngày đã nhảy lên hơn 6% so với mức thấp hơn 4% hồi đầu tháng 7.Chỉ trong ngày thôi mà sự biến động tăng lên đáng kể.Cùng lúc đó,giá dầu cũng giảm nhanh hơn.Những sự phát triển này phản ánh sự thay đổi về vốn trong các thị trường tiền tệ(xem biểu đồ 2) Niềm tin vào hệ thống tài chính và khả năng bù đắp của chính phủ hoàn toàn vỡ vụn.Mặc dù các chính sách khẩn cấp của các cơ quan có thẩm quyền về tiền tệ đã ngăn chặn được tình thế tồi tệ nhất của thị trường tài chính và các thị trường tiền tệ đã đỡ hơn nhưng niềm tin vẫn chưa được phục hồi.
Hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính và các tổn thất liên tiếp được tính toán dựa trên các bảng cân đối kế toán của ngân hàng đồng nghĩa với việc cho các khách hàng và các công ty vay mượn vẫn còn bị hạn chế.Tỉ lệ thế chấp tài sản để vay vẫn còn cao hơn sự mong đợi và các điều kiện cho vay thậm chí bị thắt chặt hơn nữa đối với các khách hàng cá nhân cũng như là các tổ chức.Thị trường dầu đã không được miễn thuế và có bằng chứng cho rằng tín dụng khan hiếm đang gây ảnh hưởng lên một số lĩnh vực của thị trường.
Nền kinh tế toàn cầu đang đi xuống nhanh hơn người ta nghĩ,được phản ánh qua các bản tin dự báo về tình trạng xuống dốc của tăng trưởng kinh tế trong suốt thời gian còn lại của năm 2008 và năm 2009.Hầu như chắc chắn rằng các quốc gia OECD hiện đang ở trong tình trạng suy thoái đồng bộ và các nước còn lại cũng đang chịu ảnh hưởng với mức độ còn lớn hơn dự đoán trước đây.
Các ngân hàng trung tâm ở cả các nước đang phát triển lẫn các nước phát triển đã hạ lãi suất.Tuy nhiên,do những hạn chế về chính sách tiền tệ ở một số các quốc gia,tập trung đạt mục tiêu các chính sách tài chính hơn là khuyến khích tăng trưởng nhanh.Một trong những mục đích chính của cuộc gặp thượng đỉnh G-20 gần đây ở Washington là những thoả thuận về các chính sách hợp tác trên cán cân toàn cầu để tăng hiệu quả kinh tế. Trong khi những cố gắng trên không được cho là có thể đảo ngược tình trạng kinh tế suy yếu hiện nay thì vẫn có vài hi vọng cho rằng những chương trình khuyến khích kinh tế sẽ giúp hạn chết chiều dài và sự khắc nghiệt của tình trạng suy thoái toàn cầu.Chương trình khuyến khích trị giá 586 tỉ đô gần đây của Trung Quốc chắc chắn sẽ đóng một vai trò quan trọng trong nỗ lực chung này.
Mặc cho những cố gắng này,các bản tin dự báo tình hình kinh tế sa sút vẫn tiếp tục làm cho vẻ ngoài của nhu cầu dầu mỏ trở nên tối tăm ghê gớm.Một số tổ chức thậm chí đang dự đoán nhu cầu dầu mỏ sẽ co lại trong những năm tới.Trong tình hình phát triển như trên,tại cuộc gặp đặc biệt lần thứ 150 , OPEC đã quyết định giảm sản lượng xuống 1.5mb/d từ ngày 1/11.Tác động toàn diện của quyết định này sẽ mất một khoảng thời gian để trải rộng toàn bề mặt thị trường.Tuy nhiên,những rủi ro ngày càng tăng của 1 nền kinh tế suy thoái trên toàn cầu kéo dài với những xu hướng không chắc chắn đối với tăng trưởng nhu cầu dầu tiếp tục làm suy yếu thị trường,gây áp lực giảm giá.
Trong tình hình biến động dữ dội hiện nay, cần phải tiến hành kiểm tra định lượng và can thiệp nhiều hơn.OPEC sẽ tiếp tục theo dõi thật cẩn thận diễn biến thị trường trước cuộc gặp bộ trưởng các nước OPEC ở Oran,Algeria và sẵn sàng đưa ra những quyết định để phục hồi sự bình ổn cho thị trường dầu mỏ nếu cần.