Nhu cầu dầu mỏ trên thế giới năm 2009
Nền kinh tế thế giới đang ở trong tình trạng ảm đạm đáng sợ với GDP giảm xuống mức báo động trong cả năm 2009. Những điều chỉnh mới đây hạ mức GPD trên thế giới đi 0,2% xuống mức âm. Do đó, nhu cầu dầu mỏ trên thế giới cũng sẽ giảm mạnh xuống một mức thấp kỷ lục so với năm ngoái. Mặc dù năm 2008 nhu cầu dầu mỏ chỉ giảm khiêm tốn, mức giảm của năm nay sẽ vượt quá 1,0 triệu thùng/ngày – mức giảm so với năm ngoái. Những công bố mới đây chỉ ra nhu cầu ở các nước không thuộc OECD cũng đang diễn biến giống như ở các nước OECD, giảm mất 80% tốc độ tăng trưởng hàng năm so với năm ngoái. Mặc dù mùa đông vừa rồi ở bán cầu Bắc lạnh hơn mức trung bình, nhu cầu dầu tháng 2 đã giảm đáng lưu ý không chỉ ở OECD mà còn ở một số khu vực các nước không thuộc OECD. Trung Quốc, Trung Đông và các nước châu Á khác là những trụ cột chủ chốt đằng sau nhu cầu dầu mỏ năm ngoái tuy nhiên do suy thoái kinh tế lan tràn, những khu vực này không còn là những khu vực hàng đầu về tăng trưởng nhu cầu dầu mỏ cao nữa. Các nhà kinh tế đã giảm dự đoán GDP của những khu vực này một lượng đáng kể. Mức tiêu dùng các sản phẩm từ dầu mỏ đã bị ảnh hưởng tiêu cực bởi các hoạt động sản xuất trì trệ, riêng nhiên liệu công nghiệp bị ảnh hưởng nhiều nhất.
Theo lần đánh giá mới đây nhất về GPD toàn thế giới, nhu cầu dầu mỏ toàn cầu đã được điều cỉnh lại, giảm thêm 0,4 triệu thùng/ngày, theo đó tổng lượng giảm năm 2009 là 1,0 triệu thùng, nhu cầu còn lại là trung bình 84,6 triệu thùng/ngày.
OECD-Bắc Mỹ
Các hoạt động kinh tế trì trệ ở Mỹ đã tác động xấu đến nhu cầu dầu mỏ, tổng lượng giảm năm 2009 là 0,6 triệu thùng/ngày. Nhu cầu dầu mỏ tại Mỹ lần đầu tiên giảm do kinh tế suy thoái; tuy nhiên theo dự báo sẽ hồi phục và mức giảm cũng giảm xuống bằng một nửa năm 2008. Các dữ liệu mới đây tại Mỹ chỉ ra nhu cầu xăng đã ngừng đợt giảm kéo dài 10 tháng và tăng trở lại, trong tháng 2 đã đạt mức tăng trưởng 2,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Giá nhiên liệu vận tải thấp đang đẩy nhu cầu lên mặc dù nền kinh tế đang gặp rắc rối. Các sản phẩm khác, hầu hết là các sản phẩm công nghiệp, tiếp tục giảm từ đầu năm ngoái. Dầu đốt và các loại còn lại giảm lần lượt 4,6% và 10,6%, tổng lượng giảm là 0,26 triệu thùng/ngày so với năm ngoái. Nhu cầu dầu mỏ tháng 2 của Mỹ giảm 1,1% so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng lượng giảm chỉ bằng nửa của tháng 1. Nhu cầu dầu của Mexico trong tháng 1 không được đẩy lên nhờ tiêu dùng xăng như tháng trước và giảm 4% xuống còn trung bình 1,8 triệu thùng/ngày. Những sản phẩm giảm nhiefu nhất do sản xuất công nghiệp trì trệ là dầu nhiên liệu và dầu chưng cất.
Ảnh hưởng từ việc giảm GDP của Mỹ, lượng giảm của nhu cầu dầu mỏ Bắc Mỹ theo dự đoán sẽ chạm đáy ở mức 0,8 triệu thùng/ngày trong quý 2 năm 2009 và tăng trở lại lên âm 0,4 triệu thùng vào quý cuối. Nhu cầu dầu Bắc Mỹ được dự đoán năm 2009 sẽ giảm 0,6 triệu thùng/ngày xuống còn trung bình 23,7 triệu thùng/ngày.
OECD – châu Âu
Sản lượng ô tô bán ra mới thống kê được của châu Âu đã giảm trong suốt 10 tháng qua. Sản lượng ô tô bán trong tháng 1 và tháng 2 giảm mạnh, 27% mỗi tháng, còn trung bình chưa đến 1 triệu chiếc. Tại các thị trường lớn nhất ở Châu Âu là Anh, Ý và Tây ban nha, mức giảm trung bình trong tháng 1 là từ 31 đến 41%. Mùa đông lạnh hơn bình thường ở châu Âu đã làm tăng tiêu dùng dầu ở một số nước trong tháng 1. Dầu đốt ở Pháp tăng 21% so với cùng kỳ năm trước, cộng thêm 0,09 triệu thùng/ngày vào tổng nhu cầu dầu. Ngược lại, hoạt động kinh tế trì trệ ở Ý đã làm giảm nhu cầu dầu mỏ của nước này hơn 8% trong tháng 1, so với cùng kỳ năm trước. Hầu hết các sản phẩm chính đều giảm, dẫn đến tổng lượng giảm là 142000 thùng/ngày. Do các hoạt động kinh tế lại mới suy giảm tiếp, nhu cầu tại các nước OECD châu Âu giảm thêm 0,1 triệu thùng/ngày, mức giảm giờ là 0,4 triệu thùng/ngày, so với năm 2008, còn 14,8 triệu thùng/ngày năm 2009.
OECD Thái Bình Dương
Sản lượng công nghiệp giảm tại các nước Thái Bình Dương do xuất khẩu thấp đã dẫn tới nhu cầu dầu mỏ thấp hơn bình thường. Nhu cầu dầu tại Nhật tiếp tục giảm 0,3 triệu thùng/ngày so với cách đây 1 năm. Các dữ liệu mới đây cho thấy lượng hàng bán trong nước của Nhật giảm mạnh trong tháng 1, giảm tới 12%. Hầu hết các mức giảm nằm trong dầu thô và nhiên liệu đót, cả 2 giảm mạnh, lần lượt 142000 thùng/ngày và 220 000 thùng/ngày. Giá xăng vận tải thấp dần khiến tiêu dùng tháng 1 không đổi so với cùng kỳ năm trước. Giảm mạnh trong dầu đốt là do việc hoạt động lại của nhà máy điện hạt nhân hồi năm ngoái. Lượng ô tô bán ra của Nhật cũng giảm trong vài năm qua, năm ngoái giảm 4% và năm nay theo dự báo giảm 6%. Do GDP điều chỉnh giảm, nhu cầu dầu tại các nước OECD Thái Bình Dương theo dự báo cung giảm thêm 0,1 triệu thùng/ngày, vì thế mức giảm là 0,3 triệu thùng/ngày năm 2009, còn trung bình 7,7 triệu thùng/ngày.
Các nước đang phát triển
Tình hình kinh tế các nước châu Á được dự đoán là sẽ vẫn ảm đạm trong năm nay. Vì thế tổng nhu cầu dầu mỏ được điều chỉnh lại giảm 0,1 triệu thùng/ngày. Do nhu cầu giảm ở một số nước như Đài Loan và Singapore, nhu cầu dầu ở các nước châu Á khác sẽ ở trong tình trạng báo động lần đầu tiên kể từ năm 1974. Tiêu dùng dầu sẽ giảm trong nửa đầu năm, mức giảm trung bình là 70 000 thùng/ngày; tuy nhiên vào nửa sau của năm thì cầu sẽ ngừng lại, mức giảm chỉ còn 0,04 triệu thùng/ngày. Nhu cầu dầu của Ấn Độ sẽ vẫn giữ mức tăng trưởng vừa phải trong năm 2009. Với tăng trưởng GDP 5%, nhu cầu dầu của Ấn được dự báo sẽ tăng thêm 0,1 triệu thùng/ngày năm 2009 lên trung bình khoảng 3 triệu thùng/ngày. Nhu cầu dầu của Ấn Độ trong tháng 1 vừa qua chỉ tăng nhẹ 2,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Mặc dù tiêu dùng xăng tăng mạnh, tổng tăng trưởng nhu cầu dầu mỏ vẫn chỉ bằng một nửa của mức tăng hồi tháng 12.
Các hoạt động ở cả khu vực công và nông nghiệp đã thúc đẩy tiêu thụ dầu diesel tăng trưởng vững chắc, tăng thêm 23 000 thùng/ngày trong tháng 1 so với tháng 1/2008. Cũng như châu Á, các nước Mỹ latinh sẽ bị ảnh hưởng bởi suy thoái kinh tế toàn cầu đẩy tổng tăng trưởng GPD của khu vực từ 4,9% năm 2008 xuống chỉ còn 1,2% namw 2009. Mức tăng trưởng này đóng góp chủ yếu bởi Braxin và Venezuela. Trung Đông sẽ đóng vai trò chủ đạo, chiếms hầu hết tăng trưởng nhu cầu dầu mỏ thế giới trong năm nay. Do các dự án đòi hỏi nhiều năng lượng, nhu cầu dầu tại khu vực này năm 2009 theo dự đoán sẽ tăng thêm 0,21 triệu thùng/ngày lên trung bình 5,8 triệu thùng/ngày. Do tình hình ảm đạm của nền kinh tế thế giới, nhu cầu ở các nước đang phát triển đã giảm 0,15 triệu thùng/ngày, mức tăng trưởng là 0,2 triệu thùng/ngày trong năm 2009.
Các khu vực khác
Mặc dù kinh tế Trung Quốc đã ổn định ở một mức độ nào đó, tăng trưởng nhu cầu dầu mỏ vẫn không mạnh bằng năm ngoái. Nhu cầu dầu trong tháng 1 tăng nhẹ, tuy nhiên theo một số nguồn, nhu cầu dầu tháng 2 lại giảm 5% so với cùng kỳ năm ngoái, tăng trưởng trong quý 1 giảm xuống chỉ còn 90 000 thùng/ngày so với năm ngoái. Hậu quả của xuất khẩu thấp, nhu cầu dầu của Trung Quốc giảm thêm 0,07 triệu thùng/ngày trng năm 2009. Tình trạng này được dự báo sẽ gia tăng trong nửa sau của năm. Chính phủ đã thực hiện một kế hoạch kích thích kinh tế - sẽ có kết quả ở các hoạt động kinh tế nổi bật và làm tăng tiêu dùng năng lượng. Nhu cầu dầu của Trung Quốc theo dự đoán sẽ bị ảnh hưởng bởi hoạt động kinh tế yếu ơt, dẫn đến chỉ tăng trưởng 0,1 triệu thùng/năm. Mức tăng trưởng chậm này bất chấp giá bán lẻ các sản phẩm xăng dầu mới đây ở Trung Quốc giảm xuống.