Các nhà lãnh đạo năng lượng châu Á đã bác bỏ báo cáo phát thải carbon net-zero của Cơ quan Năng lượng Quốc tế IEA, và nói rằng có nhiều con đường để đạt tới mức phát thải net-zero.
IEA đã gây chấn động thế giới năng lượng vào thứ Ba với báo cáo Net Zero vào năm 2050 cho thấy thế giới sẽ không cần thêm bất kỳ dự án dầu khí nào ngoài những gì đã được phê duyệt vào năm nay. Theo IEA, con đường dẫn đến net-zero rất hẹp, và dầu, khí đốt và than đá không nằm trên con đường đó.
Báo cáo này gây xôn xao dư luận, không ít trong số đó đến từ một số quốc gia châu Á có mức sử dụng năng lượng cao.
Theo Reuters, các công ty năng lượng của Australia cũng như các quan chức ở Nhật Bản và Philippines, cho rằng có nhiều cách để đạt được mức phát thải net-zero – chứ không chỉ có những cách mà IEA đưa ra.
Tuy nhiên, IEA tuyên bố con đường của mình là "cách khả thi nhất về mặt kỹ thuật, hiệu quả về mặt chi phí và được xã hội chấp nhận".
Bất chấp điều đó, Akihisa Matsuda, Phó giám đốc phụ trách các vấn đề quốc tế tại Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản nói rằng Nhật Bản không có kế hoạch ngừng ngay lập tức các khoản đầu tư vào dầu, khí đốt hoặc thậm chí than đá, với lý do cần đảm bảo an ninh năng lượng.
Bộ trưởng Năng lượng Philippines Alfonso Cursi cũng tuyên bố rằng việc ngừng cung cấp vốn cho dầu và khí đốt mà không tính đến những thứ khác sẽ cản trở quốc gia này đạt được nguyện vọng của những người có thu nhập trung bình cao.
Nếu thế giới đi theo con đường phát thải net-zero năm 2050 do IEA vạch ra, ngoài việc lái xe dưới 62 dặm/giờ và đặt điều hòa ở tốc độ vừa phải hơn, nhu cầu than đá sẽ giảm 90%, nhu cầu dầu giảm 75% và khí đốt tự nhiên giảm 55%.
IEA cho biết trong báo cáo của mình: “Việc đạt được mức phát thải net-zero vào năm 2050 sẽ không đòi hỏi sự chuyển đổi hoàn toàn của hệ thống năng lượng toàn cầu”.
Có vẻ như các quốc gia châu Á phụ thuộc nhiều vào nhiên liệu hóa thạch sẽ đồng ý với nhận định đó.
Nguồn tin: xangdau.net