Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Petrolimex tính thuế có lợi cho các đầu mối nhập khẩu?

Tiến sĩ Lê Bá Chí Nhân nhận định, phải xem lại cách tính của Petrolimex bằng một cơ quan độc lập. 

Tính thuế theo cách nào cũng đúng!

Ngày 26/2, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã yêu cầu bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với bộ Công Thương làm rõ phản ánh việc áp thuế xăng dầu tại các đầu mối nhập khẩu, báo cáo trong tháng 3/2018.

Nguyên nhân là do việc áp dụng thuế nhập khẩu ưu đãi thông thường từ các thị trường khác MFN (20%) trong điều hành xăng dầu là không phù hợp với thực tế phát sinh tại các đầu mối nhập khẩu.

Tiến sĩ Lê Bá Chí Nhân. (Ảnh: Nhân vật cung cấp)

Kết luận Kiểm toán Nhà nước, trong năm 2015 và 5 kỳ điều hành năm 2016, việc áp dụng thuế nhập khẩu ưu đãi thông thường từ các thị trường khác MFN (20%) trong điều hành xăng dầu là không phù hợp.

Thực tế phát sinh tại các đầu mối nhập khẩu đã dẫn đến giá cơ sở tăng lên, tạo một khoản thặng dư lớn cho các đơn vị đầu mối. Nhờ chênh lệch này, 10 thương nhân đầu mối được kiểm toán hưởng lợi hơn 3.300 tỷ đồng.

Năm 2016, từ kỳ điều hành 21/3, giá cơ sở được áp dụng thuế bình quân gia quyền đã phát sinh chênh lệch thuế nhập khẩu giữa xây dựng và thực tế.

Tại 10 thương nhân đầu mối, trong năm 2016 vẫn chênh lệch hơn 1.400 tỷ đồng.

Việc áp dụng thuế bình quân gia quyền trong công thức tính giá cơ sở cho mặt hàng xăng dầu trở thành vấn đề gây tranh cãi nhiều nhất năm vừa qua.

Đây là giải pháp tình thế do Bộ Tài chính đề ra trong bối cảnh tồn tại song song 2 sắc thuế nhập khẩu khác nhau.

Từ 2 sắc thuế đã tạo sự chênh lệch gấp đôi giữa thuế nhập khẩu xăng từ ASEAN (ATIGA, 10%) và thuế nhập khẩu ưu đãi thông thường từ các thị trường khác (MFN, 20%).

Kiểm toán Nhà nước thì cho là chưa đảm bảo cơ sở pháp lý vững chắc cũng như tính minh bạch, rõ ràng trong quy định.

Qua kiểm toán sổ sách, các doanh nghiệp đầu mối hưởng thuế ATIGA sẽ được lợi từ 5 - 25% đối với dầu DO năm 2015; 0,6 - 10% đối với dầu DO năm 2016, cao hơn 5,74 - 10% đối với xăng.

Trao đổi với Phóng viên Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam, Tiến sĩ Lê Bá Chí Nhân, chuyên gia kinh tế cao cấp phân tích, cách tính thuế theo Bộ Tài chính và Kiểm toán Nhà nước dựa trên 2 góc độ khác nhau.

Petrlimex tính theo phương pháp của Bộ Tài chính là một trong những cách tính về điều hành kinh tế vĩ mô.

Bộ Tài chính là cơ quan có những chính sách giá và một loạt giá có những cơ chế đặc thù. Đặc thù về giá ở đây cũng được hiểu là Quốc hội cho phép.

Trong vấn đề này không phương pháp tính nào là sai, về quan điểm Bộ Tài chính cũng đúng mà về quan điểm của Kiểm toán Nhà nước cũng đúng. Nhưng đúng ở đây là theo vấn đề của tính toán.

“Độ vênh” của phương pháp tính thuế có lợi cho ai?

Tiến sĩ Nhân đưa ra ví dụ, một công ty nào đó có kế toán trưởng thì báo cáo tài chính phải thông qua công ty kiểm toán. Công ty kiểm toán này kiểm toán thông qua số liệu của doanh nghiệp.

Do đó, tranh luận về cách tính thuế sẽ không giải quyết được vấn đề mà ở đây phải tuân thủ theo kết quả kiểm toán của cơ quan độc lập.

Tức là, phải dựa theo kết quả của cơ quan Kiểm toán Nhà nước đưa ra chứ không thể dựa theo yếu tố của doanh nghiệp đưa ra.

Kiểm toán Nhà nước là cơ quan độc lập, đưa ra phương pháp tính có thể phù hợp với yếu tố mà luật cho phép.

Tính trong năm 2014, giá xăng dầu đã có tới 24 lần điều chỉnh, trong đó 5 lần điều chỉnh tăng và 19 lần điều chỉnh giảm (Ảnh minh họa: VnEconomy)
Tiến sĩ Lê Bá Chí Nhân lập luận, mấu chốt của vấn đề liên quan đến việc đóng thuế về môi trường với mỗi lít xăng có thể cho phép thu từ 1.000 đồng đến 4.000 đồng. Bộ Tài chính có thể cho phép áp dụng thu từ 1.000 đồng, 2.000 đồng, 3.000 đồng và kịch trần là 4.000 đồng cũng không sai.

Cơ quan quản lý nhà nước đã cho phép một biên độ dao động quá dài nên doanh nghiệp được phép áp dụng trong khung này.

Ở góc độ còn lại, Kiểm toán Nhà nước đưa ra khung hình về luật cho phép. Như vậy, sẽ xuất hiện độ vênh nhau về con số qua phương pháp tính.

Cách tính của Bộ Tài chính đưa ra để Petrolimex áp dụng thuế thì rõ ràng các “sân sau” sẽ có lợi hơn nhiều.

Petrolimex sẽ tính thuế theo cách “hậu cận” vào trong từng lít xăng để có lợi cho các công ty “sân sau” và người tiêu dùng sẽ hưởng lợi rất ít.

Tiến sĩ Lê Bá Chí Nhân đánh giá cần đưa ra khung hình đánh thuế duy nhất để áp thuế cho Petrolimex.

Không thể nói sai hay đúng theo cách tính thuế của Kiểm toán Nhà nước và Petrolimex do cả 2 đều vận dụng theo các phương pháp khác nhau.

Dựa trên cơ sở đó, Kiểm toán Nhà nước mới có công thức, cách tính để kiểm soát lại những cách tính đó đúng hay không, hoạch toán đúng hay không hoặc các yếu tố có phù hợp hay không?

Tiến sĩ Nhân nhận định, đối chiếu với cách tính của Petrolimex là không sai nhưng cũng cần phải làm rõ việc phương pháp tính đúng hay sai, đã phù hợp hay chưa?

“Petrolimex được trích lợi nhuận vào quỹ dự phòng trong thời điểm nào, có phù hợp hay không cũng cần phải kiểm tra lại?”, ông Nhân nói.

Nguồn tin: giaoduc.net.vn

ĐỌC THÊM