Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

OPEC: Venezuela báo cáo nguồn cung dầu sụt giảm, thị trường toàn cầu đang thắt chặt

 

Sản lượng dầu của Venezuela tháng trước giảm xuống mức thấp mới trong dài hạn do các lệnh trừng phạt của Mỹ và mất điện, làm sâu sắc thêm tác động của việc hạn chế sản lượng toàn cầu và các nguồn cung cấp tiếp tục thắt chặt.

Việc cắt giảm nguồn cung của OPEC và các đối tác dẫn đầu là Nga, bổ sung việc giảm sản lượng không theo kế hoạch tại Venezuela và Iran đã hỗ trợ giá dầu thô tăng 32% trong năm nay, thúc đẩy Tổng thống Mỹ Donald Trump gây áp lực cho tổ chức này giảm những nỗ lực hỗ trợ thị trường.

Trong một báo cáo hàng tháng phát hành ngày 10/4/2019, OPEC cho biết Venezuela đã bơm 960.000 thùng/ngày trong tháng 3/2019, giảm gần 500.000 thùng/ngày so với tháng trước đó. Số liệu này có thể bổ sung thêm một cuộc tranh luận với các nhà sản xuất OPEC+ về việc duy trì cắt giảm sản lượng dầu sau tháng 6/2019 hay không. Một quan chức Nga trong tuần chỉ ra Moscow muốn sản xuất thêm, mặc dù OPEC cho biết việc hạn chế phải được duy trì.

OPEC, Nga và các nhà sản xuất khác ngoải OPEC đang giảm sản lượng 1,2 triệu thùng/ngày từ 1/1/2019 trong 6 tháng. Các nhà sản xuất dự kiến nhóm họp vào ngày 25-26/6/2019 để quyết định có gia hạn hiệp định này hay không.

Một trong những quan chức quan trọng của Nga ủng hộ hiệp ước với OPEC, Kirill Dmitriev cho biết Nga muốn nâng sản lượng khi họ nhóm họp với OPEC trong tháng 6/2019 vì tình trạng thị trường đang cải thiện và tồn kho đang giảm.

OPEC+ trở lại cắt giảm sản lượng trong năm 2019 vì những lo ngại tăng trưởng kinh tế và nhu cầu đang chững lại sẽ dẫn tới dư thừa nguồn cung mới. Báo cáo của OPEC cho biết nền tảng kinh tế đang suy yếu và giảm ước tính tăng trưởng nhu cầu toàn cầu 30.000 thùng/ngày xuống 1,21 triệu thùng/ngày.

Báo cáo cũng cho biết tồn kho tại các nền kinh tế đã phát triển giảm trong tháng 2/2019 sau khi tăng trong tháng 1/2019. Dự trữ trong tháng 2/2019 vượt mức trung bình 5 năm - một chuẩn so sánh được OPEC theo dõi chặt chẽ - 7,5 triệu thùng, ít hơn so với trong tháng 1/2019.

Báo cáo này cho thấy rằng nếu OPEC giữ mức sản xuất như tháng 3/2019 thị trường thế giới sẽ hơi thiếu nguồn cung trong năm 2019, ngay cả với triển vọng nhu cầu thấp hơn.

Venezuela báo cáo sản lượng gần với ước tính của các tổ chức bên ngoài. Sản lượng tại Venezuela, một trong 3 nhà sản xuất hàng đầu của OPEC, đang sụt giảm trong nhiều năm do kinh tế suy thoái. Trong tháng 3/2019, sản lượng giảm do các lệnh trừng phạt của Mỹ với công ty dầu nhà nước PDVSA và mất điện.

Venezuela cộng với Iran và Libya được miễn trừ với thỏa thuận cắt giảm tự nguyện của OPEC+, dựa trên sản lượng của họ dù sao cũng có thể giảm.

OPEC cắt giảm 800.000 thùng/ngày so với mức trong tháng 10/2018, và số liệu trong báo cáo cho thấy các nhà sản xuất đã giảm nhiều hơn so với thỏa thuận.

Tổ chức OPEC sử dụng 2 tập số liệu để giám sát sản lương - số liệu cung cấp bởi mỗi nước và bởi các nguồn thứ cấp gồm các phương tiện truyền thông. Đó là một vấn đề tranh chấp cũ về các nước thực sự sản xuất được bao nhiêu.

Tổng sản lượng của OPEC giảm tiếp 534.000 thùng/ngày xuống 30,22 triệu thùng/ngày, theo số liệu từ các nguồn thứ cấp. Sự sụt giảm này được dẫn đầu không phải Venezuela mà là Saudi Arabia, nước đã tình nguyện giảm sản lượng nhiều hơn so với thỏa thuận để hỗ trợ thị trường.

Kết quả, 11 nước thành viên OPEC trong tháng 3/2019 đạt mức tuân thủ 155% theo cam kết cắt giảm, dựa vào tính toàn của Reuters, tăng so với tháng 2/2019.

OPEC ước tính rằng họ cần cung cấp trung bình 30,3 triệu thùng dầu mỗi ngày trong năm 2019 để cân bằng thị trường, số liệu này thấp hơn 160.000 thùng/ngày so với tháng trước, một phần do nhu cầu yếu hơn. Ngay cả như vậy, báo cáo này chỉ ra sẽ có thiếu hụt nhỏ trong năm 2019 nếu OPEC giữ mức sản lượng chỉ hơn 30 triệu thùng/ngày như tháng 3/2019 và những thứ khác vẫn như nhau. Báo cáo tháng trước chỉ ra dư thừa nhẹ.

Nguồn tin: vinanet.vn

ĐỌC THÊM