Các bộ trưởng OPEC sẽ gặp nhau tại Vienna vào ngày 30 tháng 11 để quyết định những hành động nào cần phải thực hiện trong hiệp định cắt giảm sản xuất với Nga và chín nhà sản xuất khác.
Kết quả có thể nhất chính là OPEC sẽ gia hạn hiệp ước sẽ hết hạn vào tháng 3/2018. Hầu hết các nhà phân tích dự đoán kết quả này nhưng OPEC vẫn có thể gây bất ngờ cho thị trường. Sự gia hạn, mặc dù rất có thể, vẫn không phải là lựa chọn duy nhất trên bàn và không phải tất cả các quốc gia đều đang nhìn vào năm 2018 giống như cách họ đang xem xét năm 2017.
Trong khi Saudi Arabia và Nga đã bày tỏ sự quan tâm đến ý tưởng gia hạn nếu cần, một số nước tham gia trong thỏa thuận này đang đưa ra các tín hiệu trái chiều.
Ví dụ, Bộ trưởng Dầu mỏ Kuwait Issam Al-Marzooq nói với các phóng viên tuần này rằng sẽ tốt hơn nếu các nhà sản xuất tập trung vào việc tăng cường mức độ tuân thủ của hiệp định để tránh phải gia hạn thỏa thuận.
Mức độ tuân thủ mới nhất là ở mức 116 phần trăm và "sự tập trung giờ đây là tập trung vào việc làm cho tất cả các quốc gia thành viên hoàn toàn tuân thủ mức cắt giảm để đạt được một tỷ lệ thậm chí còn tốt hơn và theo đó không cần một sự gia hạn mới," ông nói.
Mặc dù chính phủ Nga đã ủng hộ gia hạn thỏa thuận hiện nay, các công ty dầu mỏ Nga không thực sự hài lòng với ý tưởng này. Lukoil và Gazprom Neft, hai trong số các công ty dầu lớn nhất của Nga, công khai tuyên bố sự không hài lòng của họ trong vài ngày qua.
Vagit Alekperov, giám đốc điều hành tỷ phú của Lukoil, công ty dầu mỏ lớn thứ hai của Nga, nói với Bloomberg trong một cuộc phỏng vấn hôm 10-10 rằng các nhà sản xuất dầu mỏ không nên kéo dài thời gian cắt giảm nguồn cung sau khi hết hạn vào cuối tháng 3 nếu giá cả tăng lên 60 USD một thùng vì họ không nên để thị trường đi vào tình trạng thiếu cung.
Đối với Alekperov, nếu giá dầu ở mức 55-60, thì việc gia hạn cắt giảm "sẽ không thích hợp".
Vadim Yakovlev, Phó Giám đốc điều hành của Gazprom, nhà sản xuất dầu mỏ phát triển nhanh nhất của Nga theo sản lượng, nói với Reuters trong tuần này rằng việc gia hạn hiệp ước này sau tháng 3 sẽ làm thiệt hại kế hoạch mở rộng sản xuất của công ty.
Tuy nhiên, nếu thị trường ổn định và giá dầu trong một phạm vi tốt thì tại sao một số nhà sản xuất lại không ủng hộ việc gia?
Có hai lý do cho việc này. Thứ nhất, một số bộ trưởng OPEC cho rằng bằng cách đưa ra một quyết định sớm về việc gia hạn trong năm nay, nhiều công ty dầu đá phiến sét sẽ có thể yên tâm hedging sản lượng năm tới. Điều này sẽ dẫn đến sự gia tăng sản lượng của họ trong năm tới và có thể gây nguy hiểm cho kế hoạch tái cân bằng thị trường của OPEC.
Lý do thứ hai là nhu cầu tiêu thụ dự kiến sẽ duy trì mạnh mẽ và nhiều nhà sản xuất trong hiệp định sợ rằng họ sẽ mất một phần thị phần trong năm tới nếu không tăng cường sản lượng, trong khi một số khác lại cần phải tăng sản xuất do những lí do cần thiết.
Các quốc gia như Iran, Iraq, UAE và Kuwait, tất cả đều lên kế hoạch tăng thêm sản lượng trong năm tới.
Ví dụ, Kuwait có một nhà máy lọc dầu mới ở Việt Nam và sẽ hoàn thành vào tháng 12. Việc này sẽ xử lý 200.000 thùng/ngày với dầu thô Kuwait chiếm đến 80% con số đó nếu không phải là 100%.
Vì vậy, đối với Kuwait, sự gia tăng sản lượng trong năm tới là rất quan trọng nếu không nước này sẽ cần phải cắt giảm các lô hàng cho một số khách hàng để duy trì các mục tiêu sản lượng đã được thống nhất.
Saudi Arabia cũng sẽ bắt đầu cung cấp dầu thô trong năm tới cho nhà máy lọc mới của mình ở Jazan sẽ chế biến khoảng 400.000 thùng/ngày dầu Arab nặng vì nhà máy sẽ hoạt động toàn phần vào cuối năm 2018 hoặc đầu năm 2019.
Có những nhà máy lọc dầu mới xuất hiện dường như ở mọi nơi khi vào cuối năm - nhưng chủ yếu ở Trung Quốc. Ngoài ra còn có nhu cầu tiêu thụ đến từ các nhà máy tinh chế tư nhân nhỏ, đa phần tập trung ở tỉnh Sơn Đông, được gọi là teapot.
Trung Quốc hiện có công suất tinh chế khoảng 15 triệu thùng dầu, có khả năng sẽ tăng lên khoảng 15,5 triệu thùng/ngày vào cuối năm 2017.
Vì vậy, tất cả các nhà sản xuất đều bị cám dỗ bán nhiều hơn cho Trung Quốc để nắm bắt nhu cầu đó.
Cuộc chiến giành thị phần đã và đang diễn ra ở đây. Nếu OPEC không tăng thị phần trong năm tới, nhóm sẽ bỏ lỡ một cơ hội lớn cho các đối thủ như là Mỹ đang đẩy mạnh xuất khẩu sang châu Á.
Tính toán của OPEC cho thấy thị trường sẽ cân bằng lại vào quý 3 năm sau. Do đó, OPEC và Nga có thể bị buộc phải gia hạn- nhưng họ cũng có thể gây bất ngờ cho thị trường và quyết định khác. Một kết quả có thể khác sẽ kéo dài đến cuối năm 2018 và giảm dần mức cắt giảm xuống ngưỡng thấp hơn để giúp giảm lượng hàng tồn kho.
Nguồn: xangdau.net/Arabnews