Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

OPEC và IEA cảnh báo các nước đang phát triển có thể thiệt hại đến 85% thu nhập dầu khí năm nay

Thu nhập dầu và khí đốt của các nước đang phát triển có thể giảm xuống mức thấp nhất trong hơn hai thập kỷ nếu điều kiện thị trường năng lượng hiện tại vẫn tồn tại, IEA và OPEC đã cảnh báo trong một tuyên bố chung hiếm có.

Giám đốc điều hành IEA Fatih Birol và Tổng thư ký OPEC Mohammed Barkindo bày tỏ quan ngại sâu sắc về vấn đề đại dịch coronavirus hôm thứ Hai, cảnh báo rằng nó có thể gây ra “hậu quả kinh tế và xã hội sâu rộng.”

Birol và Barkindo cho biết họ dự đoán các nước đang phát triển sẽ thấy thu nhập từ dầu khí của họ giảm từ 50% đến 85% vào năm 2020.

Cả hai chỉ ra chi tiêu của khu vực công trong các lĩnh vực quan trọng như chăm sóc sức khỏe và giáo dục là đặc biệt dễ bị tổn thương.

West Texas Intermediate, chuẩn giao dịch tại New York cho giá dầu thô của Mỹ, đã giảm 74 cent, tương đương 2,6%, ở mức 28,26 đô la/thùng vào lúc 1:18 PM ET (17:18 GMT).

Brent, chuẩn toàn cầu được giao dịch tại London, giảm 92 cent, tương đương 3,1%, xuống còn 29,13 đô la.

Giá dầu giảm 10% trong phiên trước đó, do coronavirus tiếp tục lan rộng trên toàn thế giới và trong cuộc chiến giá cả đang diễn ra giữa ông vua của OPEC Saudi Arabia và nhà lãnh đạo nhóm ngoài OPEC Nga.

Hợp đồng tương lai dầu thô đã giảm hơn một nửa kể từ khi đạt đỉnh hồi tháng Một.

Hôm thứ Hai, công ty dầu mỏ khổng lồ Saudi Aramco cho biết họ có thể sẽ tiếp tục với một đợt tăng sản lượng dầu theo kế hoạch từ tháng Tư đến tháng Năm, và gợi ý rằng họ thấy thoải mái với giá dầu 30 đô la/thùng.

Nga, từ chối tham gia đề xuất cắt giảm sản lượng sâu hơn của OPEC hồi đầu tháng này, đã tuyên bố họ có thể chịu được giá dầu thấp hơn trong một thập kỷ.

Barkindo và Birol đã không đề cập cụ thể đến Nga trong tuyên bố chung của họ, nhưng cả hai đều “nhấn mạnh tầm quan trọng của sự ổn định thị trường, vì các tác động của biến động cực đoan đang được các nhà sản xuất cảm nhận.”

Họ đã nhất trí “giữ liên lạc chặt chẽ với nhau về vấn đề này” và tiếp tục tham vấn thường xuyên về sự phát triển của thị trường dầu mỏ.

IEA, nơi tư vấn cho các quốc gia công nghiệp về các vấn đề năng lượng, trước đó đã cảnh báo các đồng minh lâu năm của Saudi Arabia trong OPEC có thể nhận tác động tồi tệ nhất từ ​​giá dầu giảm mạnh.

Tuần trước, Birol nói với CNBC rằng các quốc gia như Iraq, Algeria và Nigeria - tất cả các nhà sản xuất của OPEC - đang ở trong “một tình huống rất rất khó khăn,” và sẽ cần sự hỗ trợ từ phần còn lại của thế giới.

Iraq, nhà sản xuất lớn thứ hai của OPEC, được cho là đặc biệt trong tình thế nguy hiểm do cuộc chiến giá cả vì nước này có một trong những nền kinh tế ít đa dạng nhất của nhóm sản xuất - mặc dù chi phí sản xuất khá thấp.

Nguồn: xangdau.net/CNBC

ĐỌC THÊM